Thứ Năm, 04/11/2010 17:27

Thời điểm đầu tư vào Campuchia

Việc 50 doanh nghiệp Việt Nam vừa khởi hành sang Campuchia tìm kiếm cơ hội làm ăn được hy vọng sẽ tạo ra một làn sóng đầu tư mới của doanh nghiệp Việt Nam tại đất nước Chùa Tháp.

Rất nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã có mặt tại thị trường Campuchia, sau một làn sóng đầu tư diễn ra mạnh mẽ trong năm 2009. Đến nay, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đầu tư vào Campuchia 150 triệu USD. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư trồng 20.000 ha cao su (100 triệu USD). Nếu kể cả lĩnh vực thủy điện, Hoàng Anh Gia Lai cam kết đầu tư trên 200 triệu USD vào Campuchia. Trong khi đó, Tập đoàn Quốc tế 5 sao đang triển khai xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón với công suất 350.000 tấn/năm…

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến hết tháng 8/2010, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang Campuchia 75 dự án, với tổng vốn đầu tư 847,6 triệu USD, đứng thứ 3 trong số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ thu hút vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

Đánh giá về tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, ông Lý Quang Bích, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia cho rằng, tiến độ các dự án của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia nhìn chung khá tốt. Chính phủ Campuchia đang kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng, hạ tầng, công nghiệp nhẹ… và các lĩnh vực này, doanh nghiệp Việt Nam đều có lợi thế. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường Campuchia.

Là một trong 50 doanh nghiệp sang Campuchia tìm kiếm cơ hội đầu tư lần này, ông Phạm Thái Bảo Hân, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Thiết kế - Tư vấn đầu tư xây dựng Kiến Hân Thịnh nhận định, Campuchia là thị trường mới, nên có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tham gia đầu tư. Ông Hân tiết lộ, sau chuyến đi này, Công ty Kiến Hân Thịnh sẽ nhận thi công các gói thầu phụ về xây dựng hạ tầng giao thông cho hai dự án xây dựng bệnh viện tại tỉnh Siem Riep (Campuchia).

Dù tiềm năng đầu tư tại Campuchia không thiếu, song theo một số nhà đầu tư đã thâm nhập thị trường này, các nhà đầu tư Việt Nam cần cẩn trọng với những rủi ro có thể gặp phải. Với vai trò là một doanh nghiệp đã đầu tư tại Campuchia, ông Phạm Hoài Thu, Tổng giám đốc Mai Linh Khu vực Đông Dương - Campuchia cho biết, ngoài đầu tư vào hạng mục du lịch, vận tải đường dài (tuyến TP.HCM - Phnom Penh, tuyến Phnom Penh - Siem Riep), Mai Linh đang "theo đuổi" kế hoạch xây dựng mạng lưới taxi trong mấy năm qua, song đến nay vẫn chưa được cấp phép, bởi chính sách của Campuchia trong lĩnh vực kinh doanh vận tải cũng như chính sách quản lý còn khá phức tạp. Hơn nữa, chính sách quản lý giá của Campuchia vẫn chưa chặt chẽ, dẫn đến việc cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu tư bài bản không "bắt kịp" với những doanh nghiệp "ăn xổi".

Tại buổi giao lưu giới thiệu tiềm năng đầu tư vào Campuchia diễn ra ngày 1/11/2010 tại TP.HCM, với câu hỏi của bà Nguyễn Thị Ngọ (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực châu Á - Thái Bình Dương) về chủ trương và ưu đãi của Campuchia dành cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào ngành giáo dục, ông Hul Phany, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Campuchia tại Việt Nam cho biết, các nhà đầu tư có thể triển khai theo hình thức 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Campuchia. Ông Hul Phany nhấn mạnh, quỹ đất tại Campuchia vẫn còn nhiều để phát triển các trung tâm giáo dục mới và các doanh nghiệp đầu tư vào ngành giáo dục sẽ được sắp xếp làm việc trực tiếp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Campuchia.

Ở góc độ đại diện cho các doanh nghiệp, ông Lý Quang Bích, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia khuyến cáo, hiện là thời cơ để các doanh nghiệp tăng cường đầu tư sang Campuchia, song để phòng ngừa rủi ro và đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt từ các nhà đầu tư thuộc các quốc gia khác, doanh nghiệp Việt nên tiếp xúc với các cơ quan chính quyền và các doanh nghiệp làm ăn có tiếng tại Campuchia.

Hải Âu

đầu tư

Các tin tức khác

>   Tìm cơ hội làm ăn với Myanmar (04/11/2010)

>   WB nâng dự báo GDP 2010 của Campuchia lên 4.9% (20/10/2010)

>   WB nâng dự báo GDP thực 2010 của Lào lên 8.5% (20/10/2010)

>   Lào: Thu hút 13 tỷ USD FDI trong 5 năm qua   (18/10/2010)

>   IMF lạc quan về đà phục hồi kinh tế của Campuchia (11/10/2010)

>   Đầu tư nước ngoài vào Campuchia giảm hơn 27% (01/10/2010)

>   Mỹ cam kết viện trợ cho Campuchia 17 triệu USD (29/09/2010)

>   ADB nâng dự báo GDP 2010 của Lào lên 7.4% (29/09/2010)

>   ADB nâng dự báo GDP 2010 của Campuchia lên 5% (28/09/2010)

>   Lạm phát cao và đồng kip yếu đang thách thức Lào (16/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật