Thứ Năm, 04/11/2010 08:38

Giá bông sẽ lập “đỉnh” mới

Giá bông trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục đà tăng giá mạnh từ nay đến hết năm và sang cả 2011 do nguồn cung tại các quốc gia sản xuất bông lớn trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Brazil…không theo kịp nhu cầu.

Chuyên gia kinh tế hàng đầu về bông, ông Jon Devine thuộc Tập đoàn Cotton Incoporated (Mỹ) vừa chia sẻ thông tin này cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Hội thảo về giá bông do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phối hợp với Hiệp hội Bông (Mỹ) tổ chức sáng nay, tại Hà Nội.

Theo ông Jon Devine, biến động đã và đang là đặc trưng chính của thị trường bông thế giới trong thời gian qua và thời gian tới. Những lo ngại về nguồn cung là nguyên nhân chính làm cho giá bông biến động theo chiều hướng tăng gần đây. Nguồn cung bông trên thị trường thế giới đang ở trong tình trạng thấp hơn cầu do ảnh hưởng của thiên tai, dự trữ bông của một số nước tăng cao, diện tích bông giảm do người nông dân chuyển sang trồng các loại cây nông nghiệp khác...đang tác động trực tiếp đến giá bông.

Điểm qua tình hình sản xuất tại các quốc gia sản xuất, tiêu thụ và cung cấp bông lớn nhất hiện nay, từ Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan, Brazil…đều trong cảnh cung không đủ cầu.

Tại Trung Quốc, dự kiến diện tích gieo trồng bông niên vụ 2010-2011 giảm khoảng 16% so với niên vụ 2007-2008. Cộng thêm tác động của thời tiết không thuận lợi, làm cho sản lượng ước tính giảm 1 triệu kiện. Với nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy Trung Quốc tăng kỷ lục, nước này đối mặt với tình trạng thiếu hụt bông lên tới 18,5 triệu kiện trong niên vụ 2010-2010 và giải pháp cho thiếu hụt là nhập khẩu. Thực tế này càng góp phần đẩy giá bông thế giới tăng mạnh.

Ngoài Trung Quốc, tác nhân làm cho nguồn cung bông vốn đã khó khăn càng thêm phức tạp là việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu bông. Theo đó, từ 1/11/2010, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu bông phải đăng ký nên các quốc gia muốn nhập khẩu số lượng bông lớn tại Ấn Độ sẽ gặp không ít trở ngại.

Nếu Ấn Độ đưa ra những giải pháp để hạn chế thương mại thì Mỹ, quốc gia sản xuất bông lớn cũng đang đối mặt với nhu cầu tiêu thụ bông tăng mạnh cùng những hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn. Mặc dù niên vụ bông 2010-2011 mới bắt đầu, nhưng Mỹ đã cam kết xuất khẩu khoảng 52% sản lượng thu hoạch dự kiến, còn lại đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nội địa.

Những quốc gia xuất khẩu khác như Nam Phi, dù đang chuẩn bị gieo trồng bông nhưng trước thực tế giá bông tăng cao ngất ngưởng cũng kỳ vọng chào bán bông ở giá mong muốn…

Ông Jon Devine cho rằng, giá bông sẽ còn diễn biến theo chiều hướng phức tạp trong ngắn hạn và cả dài hạn. Vì vậy, các quốc gia phụ thuộc vào nguồn bông nhập khẩu lớn như Việt Nam cần cân nhắc thời điểm nhập khẩu bông thích hợp để giảm thiểu rủi ro. Hiệu quả nhất là tăng dự trữ bông vì sẽ chủ động được trong sản xuất và ký kết các đơn hàng xuất khẩu.

Mặc dù vậy, theo công bố của Vitas, hiện nay không nhiều doanh nghiệp trong nước có đủ lực để mua bông dự trữ vì lý do thiếu vốn. Thông thường, doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu trước, sau đó mới nhập khẩu nguyên liệu thì giá đã tăng nên rủi ro cao và lợi nhuận đạt thấp.

Năm 2010, ngành dệt may Việt Nam dự kiến nhập khẩu 360.000 tấn bông, tăng khoảng 40% so với cùng kỳ. Trong đó, nhập khẩu bông từ Mỹ chiếm 50%, còn lại từ Brazil, Nam Phi, Ấn Độ....

Hải Yến

đầu tư

Các tin tức khác

>   Thị trường ngũ cốc Châu Á: Nhu cầu gạo lớn, trong khi cung có dồi dào? (04/11/2010)

>   Tháng 10: Lượng bán ô tô tại Mỹ và Nam Phi tăng (03/11/2010)

>   Nga: Kim ngạch xuất khẩu lúa mỳ sang Việt Nam tháng 9 tăng khá cao (02/11/2010)

>   BG đầu tư 15 tỷ USD dự án khí hóa lỏng ở Australia (01/11/2010)

>   Trung Quốc tiếp tục siết chặt bất động sản (01/11/2010)

>   Chính phủ Cuba chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài (01/11/2010)

>   Thặng dư thương mại Hàn Quốc lên mức cao kỷ lục (01/11/2010)

>   Trung Quốc sẽ gây mưa gió lên thị trường lúa mỳ thế giới (01/11/2010)

>   Úc, Ấn Độ: Đình chỉ hai dự án bauxite (01/11/2010)

>   Cuối năm 2011: Ấn Độ sản xuất đất hiếm trở lại (31/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật