Thứ Năm, 21/10/2010 19:10

Luật thuế bảo vệ môi trường:

Mở rộng đối tượng chịu thuế

Hôm nay, 21 - 10, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật thuế bảo vệ môi trường. Về đối tượng chịu thuế, có ý kiến đề nghị làm rõ thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với người tạo ra hàng hóa (nhà sản xuất) hay áp dụng đối với người tiêu dùng hàng hóa đó.

Những ý kiến đó cũng cho rằng, người sản xuất hàng hóa gây ô nhiễm phải là người chịu thuế. Tuy nhiên, Ủy Thường vụ Quốc hội cho rằng thuế bảo vệ môi trường là loại thuế thu vào sản phẩm khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Thuế được tính vào giá hàng hoá và người tiêu dùng trả thuế trong giá vào thời điểm mua hàng.

“Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng trên nguyên tắc người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm thì phải nộp thuế. Thực tế, bản thân người tiêu dùng là chủ thể gây ô nhiễm do sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm”- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết.

“Xuất phát từ đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường, mục đích của việc áp dụng thuế là định hướng, khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa và thể hiện sự điều tiết của Nhà nước nhằm hạn chế sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Do vậy, việc quy định người tiêu dùng là người chịu thuế; người sản xuất, người nhập khẩu nộp thuế là hợp lý”- Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội).

Thu thuế bảo vệ môi trường xăng dầu

Nhiều đại học Quốc hội đồng tình với việc thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Theo đó, đối với mặt hàng xăng, dầu khi áp dụng thuế môi trường sẽ bỏ quy định về thu phí xăng. “Việc chuyển từ thu phí xăng, dầu sang thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu là hợp lý”- Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định.

Ngoài ra, Dự thảo luật quy định năm nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, bao gồm: than; dung dịch HCFC; túi nilông và thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng.

Một số đại biểu cho rằng, không chỉ có năm nhóm hàng hóa quy định tại Điều 3 của Dự thảo luật là tác động xấu đến môi trường mà nhiều loại hàng hóa khác cũng gây hại cho môi trường. Cần mở rộng đối tượng chịu thuế, theo hướng mọi sản phẩm độc hại, tác động trực tiếp đến môi trường đều thuộc đối tượng chịu thuế như: thuốc lá, tre, nứa ngâm làm đồ mỹ nghệ, hoạt động khai thác vàng, khai thác cát; cơ sở giết mổ, khí thải điều hoà, hóa chất công nghiệp; hoá chất tẩy rửa...

Đề nghị phải đánh thuế đối với mặt hàng gây ô nhiễm, nhưng đại biểu Nguyễn Lân Dũng cũng cho rằng, nên có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp tái chế các sản phẩm ô nhiễm. Chẳng hạn, doanh nghiệp sản xuất túi nilon thành ống cống cần khuyến khích, để hạn chế việc chôn lấp bởi hàng trăm năm cũng không phân hủy được.

Đại biểu Nguyễn lân Dũng cũng đề nghị phải đánh vào những người trồng rau mà còn dư lượng thuốc trừ sâu cao, có như vậy người trồng rau mới chịu hợp tác với các nhà khoa học để triển khai mô hình trồng rau sạch cho khu đô thị.

Một số đại biểu đề nghị đánh thuế đối với thuốc lá, tuy nhiên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, thuốc lá đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khá cao (65%). Hơn nữa, mặt hàng này cũng đang được Dự thảo luật phòng chống tác hại của thuốc lá đang trong quá trình soạn thảo. Theo đó, dự kiến ban hành nhiều biện pháp ngăn chặn và xử lý hành vi gây ô nhiễm do sử dụng thuốc lá, vì vậy chưa đưa vào đối tượng chịu thuế.

Trong khi đó, đại biểu Thái An Chung (Nghệ An) đề nghị đưa thuốc lá vào đối tươngj chịu thuế do thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút, mà còn ảnh hưởng tới môi trường. Hiện nay, nhà nước có nhiều quy định cấm thuốc lá nơi công cộng, tuy nhiên, không thấy ai bị xử lý nên cần đánh thuế bảo vệ môi trường với thuốc lá thì mới hạn chế được.

Một số ý kiến đề nghị đưa thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ra khỏi đối tượng chịu thuế nhằm tránh tác động đến thu nhập của nông dân, nhất là đối với loại không có sản phẩm thay thế.

Tiếp thu ý kiến các đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin bỏ quy định tại Điều 3 về đối tượng chịu thuế là thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp; đồng thời quy định rõ nhóm sản phẩm chịu thuế chỉ là những loại hạn chế sử dụng (mức độ độc hại cao nhất), trong đó bao gồm thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ sung thuốc diệt cỏ vào đối tượng chịu thuế do đây là hóa chất đang được sử dụng rộng rãi, khi sử dụng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất đai, nguồn nước và sức khỏe con người.

Nguyễn Tuấn

TIỀN PHONG

Các tin tức khác

>   Dịch vụ bảo hiểm sắp phải nộp thuế GTGT (14/10/2010)

>   Năm 2011, sẽ không tăng thuế môn bài (14/10/2010)

>   Nhiều khả năng sẽ giảm bội chi ngân sách (13/10/2010)

>   Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ đỡ “oải” với nộp thuế (11/10/2010)

>   Sửa đổi nhiều điểm về thuế thu nhập doanh nghiệp (09/10/2010)

>   Bán hàng vào khu phi thuế quan vẫn phải nộp thuế (08/10/2010)

>   Truy thu lệ phí trước bạ xe ôtô Kia Morning, Daewoo Matiz và Chevrolet (07/10/2010)

>   Bán quyền góp vốn được coi là kinh doanh BĐS (07/10/2010)

>   Ưu đãi thuế GTGT cho dịch vụ xuất khẩu: Vướng nhiều đường (06/10/2010)

>   Thu nhập tại nước ngoài cũng phải nộp thuế (06/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật