Thứ Ba, 14/09/2010 15:30

Campuchia: Lao động dệt may biểu tình đòi tăng lương

Hàng ngàn công nhân ngành dệt may Campuchia ngày 13-9 bắt đầu cuộc đình công 5 ngày đòi tăng lương và trợ cấp lao động tốt hơn.

Liên minh liên đoàn lao động dân chủ ngành dệt may Campuchia, đại diện cho khoảng 40.000 lao động, cho biết khoảng 8.000 người tham gia cuộc đình công 5 ngày đòi tăng lương cơ bản lên 93 đô la Mỹ/tháng.

Trước đó vào tháng 7-2010, chính phủ Campuchia đã thống nhất với một số liên đoàn lao động tăng lương cơ bản của người lao động lên 61 đô la Mỹ/tháng, từ mức 56 đô la Mỹ/tháng.

Theo Viện nghiên cứu phát triển Campuchia, người lao động Campuchia cần ít nhất 71,99 đô la Mỹ/tháng, trong đó 57 đô la Mỹ chi cho những thứ căn bản và 15 đô la Mỹ dành cho các chi tiêu khác.

Ông Moeun Tola, một nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Campuchia, đổ lỗi cho các công ty phương Tây như Gap, Nike… kìm giá nhân công ở mức thấp, gây ra nhiều cuộc tranh cãi về lương bổng tại Campuchia gần đây.

Ông Peter Brimble, kinh tế trưởng nghiên cứu về Campuchia tại Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nói cuộc đình công xảy ra trong thời điểm ngành dệt may của Campuchia đang gặp khó khăn sau khi phải giảm gần 30.000 lao động trong năm 2009 do thị trường Mỹ và châu Âu giảm mua.

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động vì quyền lợi của người lao động cho biết ngành dệt may Campuchia đang phục hồi. Campuchia xuất khẩu hàng dệt may tăng 12% trong 6 tháng đầu năm nay, đạt 1,25 tỉ đô la Mỹ. Ngành dệt may Campuchia hiện là ngành đóng góp lớn thứ 3 cho kinh tế nước này, giải quyết 300.000 việc làm cho người dân.

Nhiều nhà quan sát cho rằng cuộc đình công tập thể của Campuchia cho thấy dấu hiệu các cuộc đình công đòi tăng lương đang lan rộng từ Trung Quốc sang các nước khác tại châu Á, châu lục đang cung cấp nguồn nhân công rẻ cho nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

Làn sóng tranh cãi về lương bổng tại Trung Quốc, phần lớn xảy ra tại các nhà máy của nước ngoài, đặt ra câu hỏi lớn liệu châu Á có còn là trung tâm sản xuất giá rẻ của thế giới nữa hay không.

Tại Bangladesh, hàng ngàn lao động ngành dệt may cũng đòi tăng lương tối thiểu từ 43 đô la Mỹ/tháng lên 72 đô la Mỹ/tháng sau khi đụng độ với cảnh sát hồi tháng trước khiến ít nhất 500 người bị thương.

Nhiều nhà phân tích cho rằng dù giá nhân công tại Campuchia, Việt Nam, Bangladesh và Lào thấp hơn Trung Quốc nhưng các nước này cần tăng cường cơ sở hạ tầng nhằm tăng sức cạnh tranh với Trung Quốc, trở thành lựa chọn thay thế Trung Quốc khi thu hút các công ty nước ngoài.

Hạ Ninh (Theo Reuters)

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Phong tục tập quán và văn hóa tín ngưỡng Campuchia (11/08/2010)

>   Xuất khẩu của Campuchia còn vấp nhiều rào cản (01/09/2010)

>   Campuchia công bố chính sách thúc đẩy sản xuất lúa và xuất khẩu gạo (27/08/2010)

>   Campuchia: Thâm hụt thương mại mở rộng do nhập khẩu tăng (25/08/2010)

>   Lào lo ngại thiếu gạo dẫn tới giá cả tăng cao   (25/08/2010)

>    Hàn Quốc mở cửa thị trường cho hàng hóa Lào   (23/08/2010)

>   Lào: Kinh doanh nhập khẩu vật liệu xây dựng tăng mạnh   (23/08/2010)

>   Tập đoàn Viễn thông Campuchia: Doanh thu 6 tháng đầu năm tăng 14% (18/08/2010)

>   Lào thu được 600,000 USD tiền bán điện đầu tiên từ thủy điện Nam Theun 2   (18/08/2010)

>   Hàng hóa Lào xuất sang Mỹ tăng gấp 10 lần trong 5 năm (17/08/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật