Thứ Ba, 13/07/2010 08:54

Ngày 13/07: Kinh tế, tài chính thế giới 24h qua

(Vietstock) – Hy Lạp cắt giảm gần 50% thâm hụt ngân sách 6 tháng đầu năm và có kế hoạch thành lập Quỹ Bình ổn Tài chính 10 tỷ EUR dành cho các ngân hàng vào cuối tháng, 3 thượng nghị sỹ quan trọng của Mỹ lên tiếng ủng hộ dự luật cải cách tài chính, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định châu Á đối mặt với những thách thức lớn về chính sách do dòng vốn ngoại chảy vào ngày càng mạnh… là các điểm nhấn kinh tế, tài chính 24h qua.

Kinh tế Mỹ

Quốc hội Mỹ có kế hoạch bỏ phiếu trở lại cho dự luật cải cách tài chính trong tuần này sau khi bị trì hoãn hôm 02/07. Ba Thượng nghị sỹ chủ chốt của Đảng Cộng hòa là Olympia Snowe, Susan Collins và Scott Brown hôm thứ Hai tuyên bố ủng hộ dự luật. Các thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ cho biết họ đã có đủ 60 phiếu bầu cần thiết để phê chuẩn một trong những dự luật cải cách tài chính toàn diện nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Tại cuộc họp với chủ đề “Giải quyết nhu cầu hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ” tại thủ đô Washington,  Chủ tịch FED Ben Bernanke nhận định các điều kiện tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ trong nước vẫn còn “rất khó khăn” và việc giúp các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các chính sách kinh tế hiện tại. Theo ông Bernanke, các doanh nghiệp nhỏ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm cho nền kinh tế.

Dù mùa lợi nhuận quý 2 chưa chính thức khởi động nhưng đại gia ngành nhôm Alcoa đã mở màn với kết quả tương đối khả quan. Theo báo cáo tài chính được công bố sau giờ giao dịch, Alcoa công bố EPS đạt 13 cent, đi ngược với mức lỗ 26 cent trong cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng lên 5.2 tỷ USD (tương đương 22%) từ mức 4.244 tỷ USD trong năm 2009. Theo dự đoán trước đó của các nhà phân tích, EPS của Alcoa đạt 13 cent trên doanh thu 5.048 tỷ USD.

Kinh tế châu Âu

Theo số liệu chính thức được Bộ Tài chính Hy Lạp công bố ngày thứ Hai, nước này đã cắt giảm được gần 50% thâm hụt ngân sách trong 6 tháng qua nhờ các biện pháp cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt. Nếu trừ chi tiêu của chính quyền địa phương và các cơ quan an sinh xã hội, thâm hụt ngân sách đứng ở mức 9.65 tỷ EUR (tương đương 12.16 tỷ USD) từ mức 17.9 tỷ EUR trong cùng kỳ năm ngoái.

Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã lên tiếng ủng hộ gói cứu trợ 10 tỷ EUR của Hy Lạp dành cho các ngân hàng trong nước. Theo dự kiến, Hy Lạp sẽ thành lập Quỹ Bình ổn Tài chính vào cuối tháng này để giúp các ngân hàng khó khăn tăng vốn.

Số liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 1 cuối cùng được Cơ quan Thống kê Anh (ONS) công bố ngày 12/07 cho thấy cuộc suy thoái tại Anh tồi tệ hơn so với dự báo và nền kinh tế vẫn còn suy giảm mạnh hơn ước tính không phải do nguồn chi tiêu có phần mạnh tay của Chính phủ. Theo ONS, GDP quý 1 của Anh tăng trưởng 0.3% so với quý trước nhưng giảm 0.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Triển vọng quý 2 của nền kinh tế này vẫn còn khá nhập nhằng sau khi nhận được số liệu cho thấy sản lượng dịch vụ giảm 0.3% trong tháng 4, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2010.

Kinh tế châu Á

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 12/07 nhận định khu vực châu Á đã và đang nổi lên như một cường quốc kinh tế của toàn cầu nhưng hiện đối mặt với những thách thức về chính sách do dòng vốn ngoại chảy vào ngày càng mạnh. Trong một hội nghị tại châu Á, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cho biết khu vực này cần thúc đẩy tiêu thụ và đầu tư nội địa, tránh phụ thuộc quá nhiều vào lĩnh vực xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết chỉ số giá bán buôn tháng 6 giảm 0.4% so với tháng 5, nhưng tăng 0.5% so với cùng kỳ năm trước. Hiện BOJ và Chính phủ Nhật Bản đều xem mục tiêu đẩy lùi giảm phát là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Tại Trung Quốc, giá bất động sản leo thang tháng thứ 2 liên tiếp nhưng chậm hơn so với mức tăng kỷ lục hồi tháng 4 trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực ngăn chặn hoạt động đầu cơ, vốn là nguyên nhân khiến doanh số bán nhà sụt giảm và chuyển thành bong bóng tài sản. Giá nhà ở tại 70 thành phố lớn của nước này tăng 11.4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức 12.8% trong tháng 4 và 12.4% trong tháng 5.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế 6 tháng cuối năm, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2010 lên 5.9% từ mức dự báo lần trước là 5.2%. Lý do theo BOK là sự khởi sắc của lĩnh vực xuất khẩu cũng như chi tiêu tiêu dùng và đầu tư trong lúc nền kinh tế toàn cầu dần đạt được tốc độ phục hồi mạnh.

Vòng quanh các thị trường

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/07 tại Mỹ, chỉ số Dow Jones cộng 18.24 điểm (0.18%) lên 10,216.27 điểm, chỉ số S&P 500 nhích 0.79 điểm (0.07%) lên 1,078.75 điểm, chỉ số Nasdaq nhận 1.91 điểm (0.09%) đóng cửa tại 2,198.36 điểm.

Các chỉ số chính của châu Âu cũng kết thúc phiên giao dịch cùng ngày trong sắc xanh với chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 61.57 điểm (1.21%) lên 5,167.02 điểm, chỉ số DAX của Đức cộng 11.95 điểm (0.20%) lên 6,077.19 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp nhận 13.18 điểm (0.37%) đóng cửa tại 3,567.66 điểm.

Tại châu Á, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến 0.8%, chỉ số All Ordinaries của Australia tăng 0.34%, chỉ số Strails Times của Singapore tăng nhẹ 0.28%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cộng 0.64%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông nhận thêm 0.44%. Ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0.39% và chỉ số Taiex của Đài Loan hạ 0.1%.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 3.06% xuống 3.05%.

Trên thị trường Mỹ, đồng euro giảm so với đồng đôla trong khi đồng bạc xanh giảm so với đồng yên.

Giá vàng giao Tháng 8 trên sàn COMEX tại New York trượt khỏi mốc 1,200 USD/oz khi rớt 10 USD/oz xuống 1,199.80 USD/oz.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 8 trên sàn NYMEX giảm 1.24 USD/thùng xuống 74.84 USD/thùng.

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 13/07:

Mỹ: Thương mại quốc tế

Canada:       

- Cán cân thương mại

- Kim ngạch xuất, nhập khẩu

Đức: Kết quả cuộc khảo sát các điều kiện kinh tế

Anh:           

-  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

- Chỉ số giá bán lẻ

Australia: Niềm tin kinh doanh

Phạm Thị Phước

Các tin tức khác

>   Trung Quốc tiếp tục ghìm cương giá địa ốc (13/07/2010)

>   Tám công ty Ấn Độ lọt tốp 500 công ty hàng đầu (12/07/2010)

>   Người giàu nhất Philippines có 5 tỷ USD (12/07/2010)

>   Hi Lạp: Nợ đầm đìa nhưng vẫn xài sang (12/07/2010)

>   Thế giới tuần 5-11/7: Xoay như chong chóng (12/07/2010)

>   Các tỷ phú tiết lộ danh mục đầu tư (11/07/2010)

>   Pháp là nước thu hút nhiều khách du lịch nhất thế giới (11/07/2010)

>   Châu Á-TBD cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh (10/07/2010)

>   Gazprom dẫn đầu 500 công ty lãi nhất trên thế giới (10/07/2010)

>   Ngày 08/07: Kinh tế, tài chính thế giới 24h qua (08/07/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật