Thứ Tư, 21/04/2010 10:06

Hạn chế trục lợi từ tin nội gián: Cần tận dụng lợi thế công nghệ

Sáng ngày 20.4, website của UBCKNN công bố cùng lúc tới 4 quyết định xử phạt hành chính với hàng loạt cổ đông nội bộ, từ thành viên ban kiểm soát, ban giám đốc đến người có liên quan và cổ đông lớn bán “chui”.

Mới tuần trước, thị trường còn xôn xao đủ chuyện về giao dịch làm giá, vừa đăng ký đã bán, thì nay lại phát hiện hàng loạt trường hợp mua - bán “chui” của những người trong diện bắt buộc phải công bố thông tin. Trong những quyết định trên của UBCKNN, ngoài một số trường hợp mua - bán “lẻ tẻ” vài vài chục ngàn CP (bị xử phạt 10 triệu đồng) thì cũng có những cổ đông lớn giao dịch “khủng”.

Chẳng hạn bà Nguyễn Thị Hồng Nhung - vợ ông Nguyễn Văn Chuyền - thành viên HĐQT Cty ximăng Hà Tiên 1 (mã CK: HT1) mua tổng cộng 1.467.344 CP HT1 và bán tổng cộng 133.790 CP này, nhưng không báo cáo với UBCKNN, Sở GDCK TPHCM (HoSE)...

Những giao dịch lớn như vậy, nhưng mức xử phạt cũng chỉ từ 15-20 triệu đồng. Xử phạt vi phạm hành chính đã có khung, nhưng vấn đề đáng quan tâm hơn là những cổ đông đã nắm giữ khối lượng lớn như vậy mà còn không nắm được quy định về công bố thông tin hay cố tình không biết? Thậm chí, các đối tượng vi phạm còn nắm giữ chức vụ quan trọng trong DN như: Thành viên ban kiểm soát, phó TGĐ... Càng nhiều thông tin vi phạm dạng này, NĐT càng chán nản, vì tính minh bạch quá thấp.

Chưa thể khẳng định những giao dịch không công bố như trên có ý đồ trục lợi hay không, nhưng câu chuyện mua - bán trên cơ sở thông tin không chính thức với độ chính xác cao là điều vẫn đang diễn ra. Những tin nhắn cho khách hàng “ruột” đại loại như: “CP X có tin nhập phôi thép được hưởng chênh lệch giá 20 tỉ, được “bảo lãnh” đánh lên 100.000đ!”, hay “Vxx được đánh lên, đã vào giá 60, tin chuẩn!”... được chính các nhân viên môi giới chăm sóc tận tình.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng Thư ký Hiệp hội NĐT tài chính (Vafi), thực tế đã chứng kiến nhiều trường hợp, CP của một số DN biến động tăng bất thường với biên độ lớn trong vài phiên, sau đó thị trường đón nhận những thông tin tốt về CP đó được các sở giao dịch công bố. Trong những trường hợp này không loại trừ khả năng đã có việc kinh doanh thông tin nội gián từ một số nhân viên tại các sở giao dịch.

Thực tế từ khâu nguồn tại DN đến khi công bố ra thị trường, thông tin có khả năng rò rỉ bằng nhiều cách khác nhau. Các thông tin công bố của DN chủ yếu hiện qua đường công văn rất chậm. Không hiếm trường hợp các sở nhận được theo dấu công văn đến đã là 3-4 ngày, chậm hơn ngày trên văn bản. Có trường hợp phải 1-2 ngày sau sở mới đăng lên trang web, khiến thông tin càng chậm. Trong khi đó, khả năng đầu cơ trục lợi có thể diễn ra trong, thậm chí trước khi thông tin được gửi đi.

Đại diện Vafi cho rằng để hạn chế khả năng rò rỉ thông tin, yêu cầu lúc này cần làm ngay là đốc thúc DN công bố thông tin một cách nhanh nhất. Hiện rất nhiều DN không có ý thức thực hiện, nhưng một phần vì quy định không rõ ràng. “Cần luật hoá ngay quy định DN buộc phải công bố thông tin tức thời lên website của Cty trong một khoảng thời gian nào đó, thậm chí trước khi gửi thông tin đó cho các cơ quan chức năng (sở, UBCK) theo đường công văn” - ông Hải đề xuất.

Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15.1.2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc công bố thông tin và trước đó là thông tư 38 chưa quy định cụ thể nghĩa vụ của tổ chức niêm yết phải công bố những loại thông tin theo quy định của pháp luật lên trang web của mình, đồng thời với thời điểm gửi các loại báo cáo cho các sở giao dịch. Không ít DN mới chỉ chú ý nghĩa vụ báo cáo thông tin cho các sở và UBCKNN theo đúng thời hạn như quy định, còn việc đăng trên trang web của mình thì có thể đưa hoặc không, hoặc rất chậm so với thời điểm gửi các loại thông tin cho sở GDCK.

“Bộ Tài chính và UBCKNN nên có văn bản quy định rõ các tổ chức niêm yết, các bên tham gia thị trường có trang web theo quy định của pháp luật cần công bố những loại thông tin theo quy định của pháp luật hoặc không theo quy định của pháp luật lên trang web của mình trước khi gửi thông tin cho sở GDCK và UBCKNN” - ông Hải nói.

Thông tin trước sau cũng được công bố lên website của cơ quan quản lý, nhưng do các khâu xử lý, vận chuyển quá chậm nên nhiều đối tượng có thể trục lợi nhờ biết trước thông tin. Nếu cộng đồng NĐT có thể tiếp cận ngay lập tức trên website của DN thì sẽ vô hiệu hoá được sự bất bình đẳng đó.

Hiện tại, Sở GDCK TPHCM (HoSE) đang chỉnh sửa hệ thống phần mềm công bố thông tin nhằm chuẩn hoá thông tin đầu vào, giảm thời gian xử lý và từ đó giảm thời gian công bố thông tin ra thị trường. Dự kiến, phần mềm này sẽ được áp dụng đại trà vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 tới. Theo bà Trần Anh Đào - Trưởng phòng Quản lý và thẩm định niêm yết (HoSE), do vừa qua có sự thay đổi về yêu cầu công bố thông tin (thông tư 09 có hiệu lực) nên cần chỉnh sửa hệ thống. Phần mềm này đã được triển khai đến 130 Cty niêm yết trong năm 2009, nhưng vẫn dưới dạng đăng ký sử dụng. Năm 2010, việc sử dụng hệ thống công bố thông tin điện tử sẽ là yêu cầu bắt buộc với 100% Cty niêm yết.

Hoàng Nguyên

Lao động

Các tin tức khác

>   DVP dự kiến thành lập công ty Logistics (21/04/2010)

>   Tìm giải pháp hạn chế thông tin nội gián (21/04/2010)

>   Nhà đầu tư đừng quá kỳ vọng (21/04/2010)

>   Kích cổ phiếu dầu khí (21/04/2010)

>   KDH và PRUBF1 hợp tác đầu tư dự án Villa Park (20/04/2010)

>   PTKT hỗ trợ hiệu quả để tìm kiếm lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro (10/06/2010)

>   NBB thuê SSI xác định lại giá trị doanh nghiệp (20/04/2010)

>   PVX vay VIB 100 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động (20/04/2010)

>   Nghi án broker tự ý giao dịch trên tài khoản khách VIP (20/04/2010)

>   Những quan điểm trái ngược quanh vụ chào mua cổ phiếu VTV (20/04/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật