Thứ Ba, 09/02/2010 19:06

Thủ tướng Hun Sen: Campuchia cần tích cực giảm thâm hụt thương mại

Thủ tướng Hun Sen yêu cầu các nhà lãnh đạo Campuchia tích cực góp phần giảm thâm hụt  thương mại.

Thủ tướng Hun Sen phát biểu khai trương trụ sở mới Bộ Thương mại CPC

Phát biểu trong buổi lễ khánh thành trụ sở mới của Bộ Thương mại Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh ngày 04/02/2010, Thủ tướng Hun Sen đề nghị tất cả các bộ, ngành của Chính phủ Campuchia phải tích cực góp phần giảm thâm hụt thương mại bằng cách tăng cường xuất khẩu.

Trước 1,000 viên chức của các cơ quan Chính phủ và Bộ thương mại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen phát biểu: “Tôi đề nghị các bạn phải tập trung tăng cường nguồn cung và khả năng xuất khẩu hàng hóa. Thông qua việc ổn định giá và hạn chế nạn quan liêu, chúng ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu”.

Thủ tướng Hun Sen cũng kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tập trung sản xuất hàng hóa chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Theo thống kê, năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu của Campuchia giảm 18.2%. Tổng giá trị thâm hụt thương mại giảm 14%, xuống mức 1.589 tỷ USD, so với mức 1.848 tỷ USD trong năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng nhập khẩu tất cả các loại hàng hóa từ nguyên liệu may mặc tới vật liệu xây dựng đều giảm do tăng trưởng kinh tế khó khăn. Tuy chưa có số liệu chính thức cho năm 2009 nhưng các tổ chức quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đều dự đoán mức tăng trưởng kinh tế của Campuchia chỉ đạt dưới mức 0%.

Mặc dù tổng giá trị thâm hụt thương mại của Campuchia năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng tổng giá trị nhập khẩu vẫn lớn hơn 30% so với tổng giá trị xuất khẩu, so với mức 29% của năm 2008, tức là khoảng cách thâm hụt vẫn tăng theo hướng tiêu cực.

Chẳng hạn, Campuchia nhập khẩu 1.58 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan nhưng đổi lại xuất khẩu sang Thái chỉ đạt 77.73 triệu USD, tức là giá trị nhập khẩu từ Thái Lan chiếm tới 95% tổng kim ngạch thương mại hai chiều.

Đối với Việt Nam, theo số liệu của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, tình hình có vẻ khả quan hơn, giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam chiếm 83% tổng kim ngạch thương mại hai chiều. Giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sang Campuchia là 1.146 tỷ USD và giá trị hàng hóa Camuchia xuất khẩu sang Việt Nam là 186 triệu USD.

Thủ tướng Hun Sen công nhận khoảng cách này và nhấn mạnh sự gia tăng xuất khẩu của Campuchia. Tuy nhiên, nhìn chung thì sự sụt giảm của xuất khẩu vẫn nhỏ hơn so với sụt giảm nhập khẩu, theo số liệu chính thức, giá trị nhập khẩu năm 2009 của Campuchia giảm tới 17 %.

Riêng đối với Việt Nam, do lượng đầu tư vào các nhà máy chế biến thực phẩm tại Campuchia ngày càng tăng nên các quan chức Chính phủ hy vọng khoảng cách thâm hụt về lâu dài sẽ ngày càng được thu hẹp. Còn hiện tại, theo một báo cáo của IMF hồi tháng 12/2009, thâm hụt thương mại giữa hai nước có thể vẫn đang tăng lên. Báo cáo này nhận định khi kinh tế bắt đầu hồi phục thì giá trị thâm hụt thương mại của Campuchia năm 2010 sẽ tăng tới mức chiếm 11% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chủ yếu là do xuất khẩu tăng chậm, nhập khẩu và giá xăng dầu sẽ cũng tăng./.

Thị trường nước ngoài

Các tin tức khác
Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật