Những CEO giỏi nhất và tồi nhất năm 2009
Theo tạp chí Fortune, Steve Jobs, Chủ tịch kiêm CEO (Tổng giám đốc điều hành) tập đoàn Apple đứng đầu danh sách những CEO thành đạt nhất năm 2009, còn Fritz Henderson, cựu CEO của tập đoàn General Motors được bình chọn là tệ nhất.
CEO của Apple
Không có gì ngạc nhiên khi Steve Jobs đứng đầu danh sách các CEO xuất sắc nhất năm 2009 theo công ty nghiên cứu thị trường Zeta Interactive tiến hành cuộc bình chọn qua hàng triệu blog, tin nhắn và giới truyền thông.
Theo cuộc thăm dò trên mạng, CEO của Apple được bình chọn cao hơn cả với tổng số 16.218 phiếu bầu, chiếm 93%.
Mặc dù những suy đoán về tình hình sức khỏe của Jobs đã gây ra nhiều tranh cãi, nhưng bảng xếp hạng những CEO xuất sắc của thập kỷ mà Fortune dành cho Jobs được cho là xứng đáng với những lời ca ngợi như thiên tài, sáng tạo.
Với doanh thu 190 tỉ đô la, Apple chiếm 73% thị phần ở Mỹ với các sản phẩm như máy nghe nhạc MP3 và 33 triệu chiếc iPhone.
CEO của Yahoo
Có lẽ Carol Bartz là CEO nữ duy nhất lọt vào bảng xếp hạng các CEO giỏi nhất.
Suốt từ những năm đầu tiên mở rộng người khổng lồ trên mạng, bà đã là chủ đề bàn tán khi đề cập đến thế giới mạng.
Khi Yahoo ký kết hợp đồng với Microsoft để tăng cường sự tìm kiếm trên trang yahoo.com hồi tháng 7 vừa qua, các chuyên gia về thế giới công nghệ đã hết sức phản đối và cho rằng cuộc hôn phối này sẽ làm suy giảm quảng cáo cũng như chất lượng nội dung.
Carol Bartz được đánh giá là người có nhiều quyết tâm và quyết đoán.
CEO của Starbucks
Gần hai năm sau khi đế chế cà phê Starbucks thả lỏng quản lý, Howard Schultz lại tiếp tục nỗ lực để giành lại vị thế của mình.
Từ năm 2006, sản phẩm của Starbucks đã bắt đầu ổn định. Theo báo cáo của công ty, lợi nhuận đã tăng đáng kể trong những tháng cuối năm 2009.
Dù hãng này đã ngừng sản xuất một số sản phẩm vào đầu năm nay, nhưng tỉ lệ phiếu bầu dành cho Schultz đạt 81% cho thấy sự tán đồng của công chúng đối với những nỗ lực của ông, trong đó có thương hiệu cà phê mới hiệu VIA.
Cựu CEO của General Motors
Sự ra đi vào ngày 1-12 của Fritz Henderson, người mới nhận chức trách CEO chưa đầy 8 tháng khiến ông bị bật ra khỏi danh sách những CEO thành đạt nhất và lọt vào danh sách CEO tồi nhất năm 2009.
Dưới sự lãnh đạo của ông, GM đã thoát khỏi phá sản vào hồi tháng 7, thế nhưng ông đã không tạo ra được những bước tiến nhảy vọt.
CEO của Merrill Lynch
Nếu như không có những vụ tương tự như Kẻ thù số 1 của công chúng tại Phố Wall, thì John Thain vẫn được coi là người hùng của năm nay.
Những cụm từ hiện nay được nhắc đến nhiều nhất khi nói về cựu CEO của tập đoàn Merrill Lynch là phá sản và khủng hoảng tài chính.
Điều này đã làm cho ông nhận số phiếu bầu thấp nhất, 27%, nhất là sau khi ông bị mất vị trí đứng đầu tại tập đoàn ngân hàng, tín dụng và quản lý tài sản toàn cầu sau khi sáp nhập Merrill Lynch với Bank of America. Tháng 1-2009, Merril lún sâu vào thua lỗ, ông bị buộc từ chức.
Thêm vào đó, ông còn đang có phải đối mặt với cuộc điều tra khoản 4 triệu đô la trong tài khoản của Thain trước khi hai tập đoàn này sáp nhập.
Có thông tin cho thấy Thain đã chi tiêu 1,22 triệu đô la vào đầu năm 2008 để trang trí lại văn phòng của ông tại Merrill.
CEO của Citigroup
Vikram Pandit đã phải trải qua hai năm cam go khi lãnh nhận chức vụ CEO tại Citigroup. Theo Zeta, ông chỉ giành được 45% phiếu bình chọn tích cực.
Thế nhưng, ông hầu như không làm hài lòng các cổ đông và chính quyền sau khi Citi nhận được 45 triệu đô la tiền bảo lãnh từ liên bang.
Đầu năm nay, Pandit đã tuyên bố sẽ chỉ nhận tiền lương là 1 đô la cho tới khi công ty làm ăn có lợi nhuận.
Một tháng sau, trong hai tháng đầu năm, ông cho rằng Citi đã bắt đầu có lãi.Thế nhưng khi kết quả lợi nhuận 6 tháng đầu năm tốt hơn mong đợi được báo cáo vào tháng 4 thì những người quan sát cảnh báo rằng những con số đó là thêm thắt.
Mọi điều càng trở nên tồi tệ vào tháng 6, Pandit được cho rằng đã chạy chọt để được từ chức.
CEO của AIG
Edward Liddy đã gây sốc với báo chí bởi những xung đột của ông với các quan chức lập pháp ở Capitol Hill, khởi đầu bằng việc ông bảo vệ sự tháo lui của tập đoàn hùng mạnh này.
Rồi các vụ công kích của dân chúng đối với khoản tiền thưởng lớn dành cho của nhân viên của hãng.
Chỉ sau 8 tháng điều hành tập đoàn, uy tín của Liddy giảm sút nhanh chóng sau một loạt những vụ việc đó.
Ông đã xin từ chức, nhưng mãi đến tháng 8 ông mới được chấp nhận sau khi Robert Benmosche, CEO của MetLife về nhận trọng trách này.
CEO của JPMorgan Chase
Với tài năng của mình, Jamie Dimon đã lèo lái JPMorgan Chase vượt qua được khủng hoảng tài chính.
Dimon đã làm khó các nhà lập pháp khi cố gắng bảo vệ sự tồn tại của ngành công nghiệp ngân hàng mà các nhà lập pháp cho rằng nên loại bỏ.
Ông là một trong số ít những CEO của một ngân hàng lớn đã không tham dự cuộc gặp gỡ giữa với Obama với các lãnh đạo ngân hàng lớn hồi tháng 12 vừa qua như là một sự phản đối.
Dù có thành công đến mấy, nhưng sự xuống dốc của JP Morgan Chase đã khiến cho ông bị liệt vào danh sách những CEO tồi nhất.
CEO của Goldman Sachs
Người cuối cùng trong danh sách những CEO tồi nhất năm là Lloyd Blankfein. Sự thành công của Goldman trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng không giúp cho ông được tán dương.
Blankfein, một nhà bình luận của Rolling Stone đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn khi bình luận Goldman là con quỉ mang bộ mặt người.
Vài ngày sau đó, chính Blankfein lại khẳng định rằng đó chỉ là trò đùa, tuy nhiên khoản tiền 500 triệu đô la mà Goldman hứa hỗ trợ cho một doanh nghiệp nhỏ đã cho thấy ông đã nhìn ra được những vấn đề của Goldman không phải là trò đùa.
Ngọc Ánh (Theo Fortune)
Tiền Phong
|