Thứ Năm, 17/12/2009 10:08

Nỗi lo giải chấp và vùng hỗ trợ 400 - 420 điểm

Nỗi thất vọng xen lẫn hoang mang là tâm lý chủ yếu của NĐT trên TTCK thời gian qua khi cả hai chỉ số chứng khoán đều sụt giảm nhanh. Nguyên nhân khiến thị trường giảm điểm là gì, dấu hiệu dừng đà giảm đã chắc chắn?

Bối cảnh chung

So với bức tranh kinh tế năm 2008 thì nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam năm 2009 đã vượt qua điểm đáy và bước vào phục hồi. Các công ty niêm yết chuẩn bị công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý IV và cả năm, theo dự đoán của giới phân tích là khả quan, sẽ hỗ trợ TTCK; VN-Index dao dộng trong vùng 500 - 600 điểm với chỉ số P/E trung bình là 14 lần, vẫn tạo sự hấp dẫn các tổ chức đầu tư so với thị trường các nước trong khu vực.

Thời gian qua, TTCK giảm điểm mạnh do lãi suất ngân hàng tăng là không thuyết phục, bởi cho đến nay, việc lưu thông vốn giữa 2 kênh này gây biến động trên TTCK rất ít. Theo thống kê của Bộ Tài chính, giá trị vốn hoá trên TTCK hiện nay là 699.000 tỷ đồng, chiếm 55% GDP năm 2008.

Với mức này thì ảnh hưởng của dòng tiền giữa các lĩnh vực như bất động sản, vàng, ngoại tệ, ngân hàng không tác động nhiều đến TTCK. Việc không cho phép bán chứng khoán trước ngày T+4 chỉ làm giảm tính thanh khoản, chứ không làm giảm lượng tiền đầu tư trên thị trường.

Quy luật cung cầu vẫn là yếu tố tác động chính

Khó có thể đi tìm lời giải cho việc TTCK sụt giảm mạnh từ tình hình kinh tế và tình hình sản xuất - kinh doanh của các DN.

Thực tế, hai yếu tố cơ bản tạo nên những biến động về giá cổ phiếu trên thị trường được giới phân tích kỹ thuật nói đến nhiều đó là tiền và tâm lý. Khi lượng tiền luân chuyển trung bình có biến động lớn thì xu thế thị trường thường có những phiên giao dịch chuyển động bất thường, bỏ qua các yếu tố tâm lý đầu tư chung.

Quá trình lên 633 điểm rồi rớt trở lại mức 520 điểm của chỉ số VN-Index là chuyển động bình thường. Trong sự chuyển động theo xu hướng đi lên, giá cổ phiếu luôn gặp phải những ngưỡng kháng cự để giải toả bớt lượng cổ phiếu đang tồn đọng và cổ phiếu chốt lời của NĐT. Với lượng khớp lệnh trung bình 4.000 - 5.000 tỷ đồng/phiên, xu thế lên giá được thiết lập khá vững chắc.

Quanh mức 520 điểm, diễn biến giao dịch của thị trường là khá bình thường so với mức hỗ trợ 400 - 420 điểm trước đây. Giá trị giao dịch không có gì thay đổi, bình quân 1.000 - 2.000 tỷ đồng/phiên.

Nhưng những phiên VN-Index chuyển động đi ngang trong vùng 500 - 520 điểm có một sự khác biệt là khá chông chênh trước mọi thông tin. Việc thị trường trụ được 1 - 2 phiên tại mức hỗ trợ rồi tiếp tục rớt nhanh, rớt mạnh trong tình trạng cung cầu luôn mất cân bằng khiến NĐT có cảm giác như một luồng tiền lớn đang bị rút ra, giống như thời điểm đầu năm 2008.

Theo thông tin từ một số CTCK, bắt đầu từ tháng 10/2009, các ngân hàng đã giảm hạn mức cho vay đầu tư vào TTCK, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước ra thông báo yêu cầu các ngân hàng tập trung vốn cho vay sản xuất - kinh doanh, hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất - kinh doanh, trong đó có đầu tư chứng khoán.

Nếu tính số dư nợ cho vay chứng khoán toàn bộ hệ thống ngân hàng hiện nay vào khoảng 12.000 tỷ đồng so với giá trị giao dịch khớp lệnh cao như trước đây thì khi thị trường lên giá, con số dư nợ này không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, đối với một thị trường đi xuống hoặc chuyển động sang ngang thì đó là một con số không hề nhỏ so với giá trị khớp lệnh thấp như hiện nay.

Ngưỡng 500 - 520 điểm đã làm mất đi một nguồn tiền lớn hỗ trợ cho sự tăng giá trở lại trên thị trường. Thông thường, trong xu thế lên giá, các mức hỗ trợ thường là thời điểm để NĐT mua vào sau khi họ đã bán ra cổ phiếu ở mức giá cao và cũng là lúc dòng tiền mới nhập cuộc. Việc mua vào một cách yếu ớt đã không mang lại sự cân bằng về tâm lý cho người mua và người bán.

Tâm lý bán ra cổ phiếu cắt lỗ trở thành tâm lý chủ đạo không chỉ đối với nhà đầu tư cá nhân, mà rất nhiều tổ chức đầu tư cũng bán ra để tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn và hy vọng mua lại ở mức giá rẻ hơn. Khi thị trường xuống tới mức nào đó thì các cổ phiếu sẽ được bán ra theo hợp đồng giải chấp giữa NĐT và CTCK. Từ mức đỉnh 624 điểm ngày 22/10 xuống mức 444 điểm ngày 11/12, chỉ số VN-Index đã rớt gần 1/3. Như vậy, quá trình giải chấp của các CTCK không phải bây giờ mới diễn ra, mà có thể diễn ra từ khi thị trường rớt về mức hỗ trợ 500 - 520 điểm.

Thực tế trên cho thấy, với một thị trường lên giá bình ổn, các chủ trương, chính sách không tác động nhiều đến giá cổ phiếu. Nhưng khi thị trường bước vào thời điểm nhạy cảm thì nó trở thành yếu tố tác động chính đối với những biến động trên thị trường.

Mai Ly

ĐẦU TƯ

Các tin tức khác

>   Giá trị giao dịch trên UPCoM đạt mức thấp kỷ lục  (16/12/2009)

>   PhanThiet Gamexco giao dịch hơn 1.5 triệu cp trên UPCoM (16/12/2009)

>   OTC vẫn trầm lắng (16/12/2009)

>   UPCoM: Ảm đạm như chợ chiều  (15/12/2009)

>   Thêm 22.5 triệu cổ phiếu giao dịch trên UPCoM từ 22/12  (15/12/2009)

>   Khoáng sản Becamex được chấp thuận giao dịch trên UPCoM (01/12/2009)

>   T+4: 10 năm cần một sự đổi mới (15/12/2009)

>   Nối gót niêm yết, UPCoM bật tăng mạnh (14/12/2009)

>   Chứng khoán trước cơ hội đầu tư dài hạn (14/12/2009)

>   OTC: Chuyển hướng ưu tiên (14/12/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật