Thứ Năm, 10/12/2009 11:02

Khi công ty chứng khoán hối hả lên sàn

Đích nhắm đầu tiên của các công ty chứng khoán bao giờ cũng là niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán. Nhưng khi chưa đủ điều kiện, UPCoM trở thành điểm dừng tạm thời. Mặc dù cho tới thời điểm này vẫn có những quan điểm khác nhau về sàn UPCoM, nhưng không ít doanh nghiệp hy vọng UPCoM cũng trở thành một sàn giao dịch có tính thanh khoản cao, được nhiều người biết đến, giúp các doanh nghiệp huy động vốn hay tìm các đối tác chiến lược khi cần thiết, và nhất là khả năng liên thông lên các sàn HOSE và HNX sau này.

Trong số 105 công ty chứng khoán được cấp phép hiện nay, thì có tới hơn 10% đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM  (HOSE) và đăng ký giao dịch tại sàn UPCoM.  Trong những tháng cuối năm này, bên cạnh một số các công ty chứng khoán đã kịp chào sàn thì vẫn còn khá nhiều đơn xin niêm yết của các công ty chứng khoán đang trong quá trình xét duyệt.

Đó là chưa kể các công ty chứng khoán như: Công ty Chứng khoán SME, Công ty Chứng khoán Tràng An, Công ty Chứng khoán APEC đều đã lên kế hoạch chuyển từ UPCoM sang niêm yết tại HNX vào đầu năm 2010.

Sự hối hả và khẩn trương lên sàn của các công ty chứng khoán lúc này cho thấy mong muốn được ngày càng minh bạch và hoạt động nghiêm chỉnh hơn của những tổ chức trung gian này.

“Công ty chứng khoán lên sàn sẽ tốt cho thị trường và tốt cho nhà đầu tư bởi lúc đó áp lực về sự công khai và minh bạch sẽ lớn hơn và buộc các công ty phải làm ăn nghiêm túc hơn”, một chuyên gia chứng khoán cho biết.

Theo đại diện Công ty chứng khoán SME (SMES), lên sàn là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển của SMES, vì ở đó, SMES sẽ được nhiều thuận lợi ở các mặt như huy động vốn, tìm kiếm cổ đông chiến lược, thu hút nhân sự giỏi... tạo đà cho kế hoạch niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán tập trung vào đầu  năm 2010.

Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp muốn đẩy nhanh việc lên sàn để tranh thủ cơ hội thị trường phục hồi sau khủng hoảng để huy động vốn cho các kế hoạch kinh doanh và củng cố thương hiệu. Bởi lẽ huy động vốn từ thị trường chứng khoán, doanh nghiệp tránh được các vấn đề như khó tiếp cận vốn ngân hàng cũng như áp lực trả nợ.

Việc đưa cổ phiếu lên niêm yết là một kế hoạch đã được các công ty đặt ra từ rất sớm, cũng giống như việc hoạch định các chiến lược phát triển về thị trường, quy mô vốn... Nhưng chọn sàn nào để niêm yết cổ phiếu, mỗi công ty có một lý do riêng.

“Tất nhiên mỗi sàn có những ưu điểm riêng, và quan trọng hơn, chúng tôi quan niệm chất lượng hàng là yếu tố quyết định thành công nhất chứ không phải là bán ở chợ nào”, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết.

Khá nhiều công ty chứng khoán đã chọn sàn HNX làm điểm đến đầu tiên do điều kiện niêm yết tại HNX dễ đáp ứng. Hơn nữa, sau những gì đã diễn ra trong năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hơn ai hết, khối công ty chứng khoán là người thấm thía hơn cả việc có thể đáp ứng được yêu cầu có một năm liền kề có lãi để lên sàn HNX, thay vì 2 năm liền kề lãi để niêm yết tại sàn HOSE.

Một lý do quan trọng khác khiến các công ty chứng khoán chọn sàn HNX bởi quy định nếu chọn sàn Tp.HCM thì theo quy định hiện hành công ty chứng khoán buộc phải lựa chọn một công ty chứng khoán khác để làm tư vấn. Khi đã lên niêm yết rồi thì mọi việc chuyển sàn sẽ vô cùng đơn giản và nhiều công ty chứng khoán đã chọn cách đi đường vòng như vậy.

“Năm 2006, khi quyết định niêm yết cổ phiếu của mình chúng tôi buộc phải chọn sàn Hà Nội bởi chúng tôi không thể đưa Công ty Chứng khoán của Vietcombank hay Agribank... vào để khảo sát SSI, vì vào họ sẽ biết hết tất cả chiến lược, danh mục và những bí quyết kinh doanh của SSI trong khi đó họ lại là những doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với chúng tôi. Như thế thì không được, vì trong kinh doanh không thể để các doanh nghiệp cạnh tranh với mình biết hết về mình. Trong khi đó, cơ chế cũng chưa cho phép các đối tác nước ngoài vào tư vấn niêm yết trong nước”, ông Hưng nhớ lại.

Trong năm 2010, nhiều công ty chứng khoán sẽ rục rịch lên sàn. Số lượng cổ phiếu của công ty chứng khoán niêm yết tại hai sàn sẽ lên tới hàng chục. Như vậy, cuộc đua của công ty chứng khoán sẽ không chỉ bằng dịch vụ, bằng tiện ích, bằng chất lượng mà bằng chính cả giá giao dịch của cổ phiếu trên sàn được thị trường chấp nhận hàng ngày.

Hoài Vũ

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Sosuco lưu ký chứng khoán và chuẩn bị giao dịch UPCoM (10/12/2009)

>   AGR: Cổ phiếu chứng khoán thứ ba lên HOSE (10/12/2009)

>   “Bội thực” cổ phiếu ngành chứng khoán? (10/12/2009)

>   Học liệu Giáo dục Hà Nội đăng ký niêm yết trên HNX (09/12/2009)

>   2 công ty địa ốc được chấp thuận nguyên tắc niêm yết 41.2 triệu cp (09/12/2009)

>   Xi măng Tiên Sơn đăng ký niêm yết hơn 2.9 triệu cp trên HNX (10/12/2009)

>   Coteccons được niêm yết 18.45 triệu cp trên HOSE (09/12/2009)

>   Gỗ Tân Mai được giao dịch hơn 4.6 triệu cp trên UPCoM (09/12/2009)

>   Địa ốc Đà Lạt đăng ký niêm yết 4.5 triệu cp trên HNX (09/12/2009)

>   IDI sẽ niêm yết trên HOSE (09/12/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật