Thứ Ba, 01/12/2009 19:32

Hạn chế bán, dè dặt mua

Cung tiền trong lưu thông giảm vẫn là áp lực lớn nhất với đà phục hồi của TTCK hiện nay. Mặc dù nhà đầu tư đã không còn bán tháo cổ phiếu ở giá thấp nhưng dường như lượng cầu giá cao vẫn còn khá dè dặt.

Trong phiên hôm nay (1/12), phiên giao dịch đầu tiên của tháng 12, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng, nhưng mua đã cầm chừng hơn so với những phiên khối lượng mua ở những phiên giảm điểm của thị trường trước đó.

Đặc điểm mua ròng của khối ngoại là mua khá tập trung ở một số cổ phiếu như EIB, VNM, hay các ngành  dầu khí, công nghiệp, vật liệu cơ bản.

Theo ghi nhận của ĐTCK, tự doanh của một số CTCK đã giải ngân, nhưng hoạt động này chỉ thực hiện đối với một số mã an toàn cho khả năng đầu tư dài hạn và chỉ giải ngân ở những phiên thị trường giảm điểm. Tự doanh của CTCK không mua ở mức giá cao và cũng sẵn sàng bán chốt lới ngắn hạn ở mức giá cao.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, chuyên gia phân tích CTCK Thăng Long cho rằng, nếu tính lượng tiền mặt rút ra khỏi thị trường và cả lượng tiền dành cho đòn bẩy tài chính của các CTCK thì có một lượng cầu khoảng 15.000 - 20.000 tỷ đồng, đủ sức kéo thị trường tăng điểm liên tục từ 5 đến 10 phiên.

Tuy nhiên, nếu điều này là có cơ sở thì vẫn còn một câu hỏi đặt ra là sau các phiên tăng điểm đó thị trường sẽ đi tiếp về đâu trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Có thể thấy, các biến đổi của yếu tố vĩ mô như tăng tỷ giá, tăng lãi suất, rút bớt cung tiền sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN vào quý I/2010. Trong khi đó, hiện tại các nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng vào kết quả quý IV của DN. Như vậy, nếu quý I/2010, kết quả kinh doanh của các DN không đạt như kỳ vọng do chính sách rút tiền lưu thông, giảm tăng trưởng tín dụng thì đà tăng trưởng của thị trường có thể gặp cản trở trong trung hạn.

Trong ngắn hạn, nếu TTCK trong nước được hỗ trợ tâm lý bởi sự khả quan của thị trường nước ngoài thì đà tăng điểm có thể tiếp tục duy trì nhưng áp lực cung tiền giảm vẫn sẽ là lực cản của thị trường.

Tháng 12 cũng là thời điểm một số khoản tín dụng hỗ trợ lãi suất ngắn hạn của các DN đến lúc đáo hạn. Hy vọng thị trường phục hồi vào tháng 1/2010 khi room tín dụng mở lại từ đầu là có cơ sở, nhưng với tình hình nền kinh tế hiện nay, tín dụng chỉ có thể ổn định trở lại chứ không còn được nới lỏng như vừa qua.

Vì thế, xu thế tăng điểm của thị trường trong vài tháng tới còn rất nhiều thách thức bởi yếu tố nội tại của nền kinh tế. Yếu tố hỗ trợ cho thanh khoản của thị trường lúc này là tỷ giá ổn định và vàng ít biến động. Trong hai yếu tố này, tỷ giá là yếu tố trong nước có thể chủ động, còn giá vàng lại phụ thuộc thị trường thế giới.

Như vậy, tầm nhìn khi đầu tư vào TTCK lúc này không phải là 1 hay 2 tháng mà là tầm nhìn về một chu kỳ kinh tế, mà chúng ta đang ở đâu đó trong một vùng trũng khá rộng, trước khi có thể phục hồi hoàn toàn.

Xuân Phương

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   UPCoM-Index giảm còn 57 điểm  (01/12/2009)

>   Bull-trap hay đã thấy đáy thị trường?  (01/12/2009)

>   UPCoM-Index giảm mất 9,2% trong tuần (27/11/2009)

>   Bất ngờ UPCoM  (26/11/2009)

>   Theo chân niêm yết, UPCoM-Index giảm mạnh (25/11/2009)

>   Thị trường UPCoM: Tiềm năng đang "ngủ quên"? (25/11/2009)

>   UPCoM-Index phá đáy (24/11/2009)

>   Cổ phiếu BĐS năm 2009: Cú nước rút ngoạn mục  (16/11/2009)

>   OTC: Vẫn lình xình (16/11/2009)

>   HNX sắp kỷ niệm phiên giao dịch thứ 1000 (16/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật