Thứ Bảy, 05/12/2009 08:54

Dự báo kinh tế: Giá trị của những sự kiện bất thường

Khi chúng ta chìm đắm trong sự phục hồi chậm chạp và khó khăn khỏi cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái, cũng cần quay lại nửa đầu năm 2008 để thấy rằng về cơ bản không có nhà kinh tế vĩ mô hay một tổ chức dự đoán kinh tế quan trọng nào dự đoán được nền kinh tế sẽ suy giảm trong năm 2008 (hoặc 2009), chứ chưa nói đến việc tình trạng có thể tồi tệ đến vậy.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã kêu gọi sự phát triển tổng thể trong nền kinh tế Mỹ vào cuối tháng 5/2008 trong dự báo thống nhất chính thức của nó. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với 52 nhà kinh tế hàng đầu thường xuyên khảo sát Các chỉ số kinh tế cơ bản. Liên đoàn các ngành Công nghiệp Anh cũng vậy. Và danh sách đó vẫn sẽ còn dài nữa.

Đó không phải là điều làm tôi ngạc nhiên hay lo lắng. Tương lai luôn khó dự đoán và sai lầm thì vẫn thường xảy ra. Thực sự rất dễ cho các nhà kinh tế vĩ mô ngoài kia lắng nghe những đồng nghiệp của mình và phục tùng những quan điểm chung. Sự thật là rất nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, nhà kinh tế vĩ mô đang lập luận rằng họ thực sự nhìn thấy suy thoái đang đến gần và có thể chỉ ra một số điều họ đã nói trước tháng 9/2008 để minh chứng rằng cho dù dự đoán của họ như thế nào thì họ vẫn đã biết rằng nền kinh tế đang trên bờ vực thẳm.

Tôi đã nghe một diễn giả - một nhà kinh tế vĩ mô tự tin nói về nguyên nhân của cuộc suy thoái và thậm chí còn tự tin hơn về những giải pháp để nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng. Nhà kinh tế vĩ mô này, giống như hầu hết những nhà kinh tế vĩ mô khác, đã tự tin dự đoán về việc nền kinh tế Mỹ đang phục hồi như thế nào từ đợt suy giảm kinh tế nghiêm trọng năm 2008, sử dụng chính xác tư tưởng, mô hình và các công cụ mà họ đã dùng để dự đoán rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng vào năm 2008. Không khác một chút nào.

Sau bài diễn thuyết của ông ta, tôi đã giơ tay hỏi: "Tại sao ông lại sử dụng chính xác cùng một bộ công cụ mà ông đã sử dụng trước đó để dự đoán sự suy thoái nghiêm trọng là sai để dự đoán quá trình phục hồi?" Câu trả lời đúng như tôi nghĩ. Ông ta từ chối xem xét các giả thuyết của câu hỏi và viện dẫn một bài phát biểu của ông hồi tháng 8/2008, trong đó chỉ ra rằng ông đã dự đoán về một cuộc suy thoái đang đến gần.

Chẳng ai biết ông ta có thực sự nói đến điều ấy trong bài phát biểu đó hay không nhưng với tôi, dự đoán về một cuộc suy thoái một tháng trước khi nó chính thức diễn ra thì cũng chẳng ích lợi gì, xét theo kía cạnh có ích của sự dự đoán. Đó thực sự không phải là dự đoán mà giống một sự chỉ ra hơn.

Từ nó tôi có thể nói rằng, những nhà kinh tế vĩ mô trên thế giới đã mải mê với sự phản ánh từ những sai lầm theo mô hình của họ đã khiến cho họ sai lầm nghiêm trọng trong năm 2008. Về cơ bản, họ nói rằng: "Những mô hình của chúng tôi là rất khả quan. Tai nạn kinh tế năm 2008 chỉ là ngẫu nhiên, những sự kiện bất thường đó sẽ vẫn xảy ra bất kể mô hình của chúng tôi tốt như thế nào. Đó không phải là một lời bình luận về chất lượng của các mô hình này, mà là về những biến số của cuộc sống trên trái đất này".

Nhưng dù họ có sai lầm trầm trọng như thế nào thì những nhà kinh tế học vĩ mô cũng phải sáng suốt nhìn lại tư tưởng, mô hình và công cụ của họ và tự hỏi: "Chúng ta học được gì từ những sự kiện "bất thường" đó. Có thể đó không thực sự là một tác nhân bên ngoài. Có thể nó dạy chúng ta điều gì đó quan trọng về những điều chúng ta không biết nhưng lại thực sự quan trọng".

Tiến sĩ Steven Scherer, một trong những nhà nghiên cứu chứng tự kỷ hàng đầu thế giới đã có bước đột phá từ việc nhìn vào những dữ liệu không phù hợp mà những người khác bỏ qua. Scherer nói: "Tôi gọi nó là phương pháp thùng rác. Tôi tin rằng câu trả lời cho những vấn đề hóc búa thường có trong những thông tin dường như không phù hợp với cấu trúc chung. Với tôi, những biến số nhỏ đó cũng như những tấm biển hiệu nhỏ đề rằng "Đừng bỏ qua tôi"."

Từ đó, tôi có thể nói rằng những nhà kinh tế vĩ mô trên thế giới đã bỏ qua những dấu hiệu như vậy trong năm 2008. Điều đó đặt ra câu hỏi: Tại sao chúng ta vẫn còn chú ý tới các dự đoán của họ?

- Bài viết của Roger Martin trên Harvard Business Publishing. Tác giả là Hiệu trưởng Trường quản lý Rotman thuộc ĐH Toronto, Canada và là tác giả của Tư tưởng đối lập (The Opposable Mind) và Đề án kinh doanh (The Design of Business).

Nguyễn Tuyến (dịch)

TUẦN VIỆT NAM

Các tin tức khác

>   Mỹ chi 70 tỉ USD để tạo việc làm (05/12/2009)

>   IMF cảnh báo Hồng Kông về bong bóng tài sản (05/12/2009)

>   Thất nghiệp Mỹ bất ngờ giảm xuống 10% (04/12/2009)

>   Eurozone chính thức thoát khỏi suy thoái kinh tế (04/12/2009)

>   Mỹ muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% GDP (04/12/2009)

>   Nhật dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng 2% năm 2010 (02/12/2009)

>   Kinh tế Thụy Sĩ chính thức thoát khủng hoảng (02/12/2009)

>   Mỹ - Một đế chế đang lao dốc? (02/12/2009)

>   Đông Nam Á: GDP giảm 6,7% do thay đổi khí hậu (01/12/2009)

>   Mỹ tuyên bố đang đóng vai trò tích cực tại WTO (30/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật