Thứ Sáu, 04/12/2009 06:38

'Đóng cửa' với tín dụng chứng khoán và tiêu dùng

Tín dụng tăng cao, các khuyến cáo về an toàn và sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước đã khiến các ngân hàng thương mại hạn chế cho vay đối với đầu tư chứng khoán, bất động sản và cho vay tiêu dùng.

Vay đầu tư chứng khoán, nhà đất bị từ chối

Anh Minh Hoàng,  nhà đầu tư của Công ty chứng khoán SJC (SJCS) ở TP.HCM cho biết, đã một tháng nay, việc vay vốn đầu tư chứng khoán không thể thực hiện được. Trước đây, nhà đầu tư trên sàn SJCS được hỗ trợ vốn từ Eximbank - ngân hàng hợp tác với công ty chứng khoán- khá dễ dàng, nhưng nay thì gần như đã đóng cửa. Trong khi đó, tạiCcông ty chứng khoán Âu Việt, các hoạt động cho vay này cũng đã tạm dừng hơn 1 tháng nay.

Các nhân viên ở đây cho biết, ngân hàng đã tạm dừng việc triển khai cho vay cầm cố chứng khoán vì đang phải giảm dần các khoản cho vay đầu tư chứng khoán, vàng và tiêu dùng trước các thông báo của Ngân hàng Nhà nước.

Tình trạng này không phải chỉ riêng của SJCS mà đang diễn ra tại nhiều công ty chứng khoán khác do hàng loạt ngân hàng đã hạn chế cho vay cầm cố chứng khoán để làm đẹp các chỉ tiêu trước các đợt kiểm tra cuối năm của cơ quan quản lý.

Đến nay, những ngân hàng lớn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã tạm dừng cho vay chứng khoán, ngay cả đối với những công ty chứng khoán có hợp tác liên liên kết để hỗ trợ nhà đầu tư chứng khoán với ngân hàng cũng không được cấp vốn đầu tư.

Bên cạnh tăng trưởng nóng và an toàn tín dụng, có một lý do nữa khiến nhiều ngân hàng dù vẫn còn "room" cho vay vẫn không còn mặn mà với hoạt động này. Đó là, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn về cho vay thỏa thuận. Theo đó, các tổ chức tín dụng không được thực hiện lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay để đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính (vàng, ngoại tệ, chứng khoán) và các hoạt động có liên quan đến sản xuất, kinh doanh. Điều đó khiến cho hoạt động cho vay chứng khoán vốn là một ưu tiên cho vay để kiếm lãi của ngân hàng bị chặn lại. Bởi vì, theo lãi suất 10,5% trước đây, cho vay chứng khoán không còn hấp dân vì rủi ro cao.

Tuy nhiên, khi lãi suất đã được điều chỉnh, việc đặt vấn đề tài mở rộng của cho vay đối với chứng khoán vẫn chưa có dấu hiệu mở nào từ các ngân hàng. Lãi suất cho vay mới lên đến 12% có thể là mức có thể xem xét cho vay lại chứng khoán nhưng các yếu tố khác như nguồn vốn vào hạn chế, các quy định về tăng trưởng tín dụng, an toàn hệ thống và nhất là đến thời điểm cuối năm sẽ có nhiều yêu cầu về thanh qua, kiểm soát hoạt động kinh doanh... khiến các ngân hàng cẩn thận hơn với khoản cho vay này.

Nói không với vay tiêu dùng

Mới đây, chị Lan Anh ở Hải Dương cho biết, do co nhu cầu mua xe máy, chị cần vay khoản tiền 30 triệu để mua xe tại Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn ở địa phương. Trước đó, qua tham khảo chị thấy các yêu cầu của ngân hàng chị đều có thể đáp ứng. Nhưng khi đến vay, chị bị từ chối ngay lập tức. Nhân viên ngân hàng giải thích, hiện tại không cho vay tiêu dùng đến hết 31/12/2009.

Chị Lan Anh cho biết, việc vay vốn tiêu dùng những tháng trước đây đã được một số nhân viên trong cơ quan chị thực hiện khá dễ dàng nhưng gần đây thì không thể thực hiện được. Nếu không bị từ chối thẳng thừng thì cũng bị làm khó tới mức "chán không muốn vay nữa".

Cùng cảnh ngộ, gia đình chị Hoàng Mai - Hà Nội muốn mua ôtô và ký hợp đồng vay vốn ở Techcombank, hồi tháng 10/2009, qua tham khảo việc cho vay mua ôtô dưới dạng tiêu dùng cá nhân là khá dễ dàng. Nhưng đến cuối tháng 11/2009, khi chính thức đặt vấn đề vay thì cho vay cá nhân tiêu dùng đã gần như bị dừng và rất khó vay. Cách duy nhất để được vay là chuyển khoản vay này sang mua tài sản - đầu tư của công ty. May mà gia đình có tham gia đầu tư nên có công ty để "xử lý", nếu không thì không thể vay được.

Nếu như hồi đầu năm, việc vay vốn mua nhà hay hợp tác với các chủ dự án bất động sản cho vay mua nhà khá dễ dàng thì nay "cánh cửa"  này gâng như đã đóng chặt. Anh Quang Đông - một người vừa tìm hiểu mua nhà ở các dự án mới khởi công ở Hà Đông - cho biết, khi đặt vấn đề ngân hàng cho vay vốn và thế chấp bằng chính ngôi nhà hầu hết đều bị lắc đầu. Nguyên nhân được giải thích là ngân hàng đang khan vốn nên siết chặt cho vay. 

Tiến sỹ Nguyễn Thị Mùi - Ngân hàng Công thương, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia  cho biết, hạn chế cho vay tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản được nhiều ngân hàng thực hiện để kìm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng. Đây là việc cần thiết và đã được cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước.

Số liệu Ngân hàng Nhà nước mới công bố cho thấy, tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm của hệ thống đã đạt 33,29%. Đây là một con số cao hơn dự kiến đã được điều chỉnh là 30%. Điều này khiến nhiều người lo ngại. Chính vì thế, những ngân hàng thương mại cổ phần có mức tăng trưởng dư nợ tín dụng vượt 30% đang tìm cách phải kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng. Đương nhiên, việc cho vay tiêu dùng theo lãi suất thỏa thỏa thuận bị siết trước tiên.

Phước Hà

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Giao dịch ngoại tệ tăng mạnh, giá tiếp tục giảm (03/12/2009)

>   Thanh khoản các ngân hàng sẽ được cải thiện (03/12/2009)

>   Gửi loại tiền nào để được lợi? (03/12/2009)

>   Doanh nghiệp sẽ khó vay vốn ngân hàng hơn (02/12/2009)

>   Thanh tra các TCTD có mức lãi suất huy động trên 10,5%/năm (02/12/2009)

>   Ngân hàng sẽ không được bảo lãnh phát hành trái phiếu (02/12/2009)

>   Thủ tướng: Can thiệp tỷ giá nếu cần thiết (01/12/2009)

>   Ngân hàng thương mại "nhìn nhau" tăng lãi suất (01/12/2009)

>   Lãi suất huy động VND lên 10,65% (01/12/2009)

>   Lợi nhuận ngân hàng có còn phong độ? (30/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật