Thứ Hai, 14/12/2009 16:14

Cách nào để nhận diện công ty “lai” ?

Công ty Dubai Inc đã để cho các nhà phê bình vật lộn tìm từ ngữ mô tả Dubai World và nhiều công ty “anh em” của nó. Họ phải nghiền ngẫm bản chất của nhiều loại hình công ty – do nhà nước kiểm soát, được nhà nước hỗ trợ, gần như công ty nhà nước, bán nhà nước (parastatal) – mà vẫn không nhận ra được bản chất của cái mà họ đang xem xét. Và Dubai không phải là nơi duy nhất thách thức các chuyên gia về thuật ngữ kinh tế theo cách này. Đến nay, dạng công ty nhập nhằng giữa hai loại hình nhà nước và tư nhân, được gọi là công ty “lai”, đang dần thịnh hành ở các nước đang phát triển.

Trung Quốc và Nga đã dẫn đầu thế giới trong việc che chở các công ty dạng đó. Hàng ngàn công ty Trung Quốc có những quan hệ khắng khít với chính phủ trung ương hoặc địa phương. Nga đã tạo ra một loạt các “công ty nhà nước” có khả năng chiếm hữu tài sản của các công ty tư nhân với giá rẻ mạt.

Vươn ra thế giới

Những người ủng hộ công ty “lai” lập luận rằng dạng công ty này có được sự an toàn của công ty nhà nước và sự năng động, táo bạo của công ty tư nhân. Họ có thể sử dụng tầm ảnh hưởng toàn cầu để cung cấp cho đất nước mình những tài nguyên mà họ chọn lọc từ thế giới. Họ có thể vay tiền với lãi suất ưu đãi nhờ vào sự bảo lãnh ngấm ngầm của chính phủ. Họ có thể sử dụng sức mạnh chính trị của mình để lấn át các đối thủ cạnh tranh có ít vây cánh hơn.

Nhưng sự sụp đổ hoàn toàn của Dubai cho thấy những điều tốt nhất của “hai thế giới” (công và tư) có thể dễ dàng trở thành điều tồi tệ nhất. Chính quyền Dubai nhất mực không bảo lãnh nợ của Dubai World khiến giới đầu tư trong và ngoài nước bị sốc nặng. Abdulrahman al-Saleh, bộ trưởng Tài chính của vương quốc này, khẳng định rằng các chủ nợ phải chịu trách nhiệm về những quyết định cho vay của mình và nên biết phân biệt rõ ràng giữa công và tư. Nhưng trước khi thảm hoạ tài chính xảy ra, cả chính phủ và Dubai World đã kịp hưởng lợi do các nhà đầu tư, những người không tài nào phân biệt được công ty nhà nước với công ty tư nhân.

Công ty “lai” thường bị chính trị hoá

Các công ty “lai” hầu như luôn bị chính trị hoá, như ở Trung Quốc các công ty “lai” thường bị gọi là “những xí nghiệp đỏ”. Tại Nga, các quyết định của công ty “lai” không chỉ được cân nhắc trên góc độ chiến lược kinh doanh. Vấn đề này không chỉ giới hạn ở các nền kinh tế đang nổi lên, mà ngay tại Mỹ, đằng trước các đại gia Fannie Mae và Freddie Mac là tấm chắn của những thế lực hiện diện khắp mọi nơi trên chính trường Washington.

Nhiều nhà chính trị thích tạo ra ấn tượng rằng họ hiểu hết những vấn đề này. Trung Quốc lập luận rằng các công ty lai chỉ đơn giản là một giai đoạn trong sự tiến hoá của các tổ chức tư bản đã đủ lông đủ cánh. Tổng thống Nga gần đây tuyên bố rằng những công ty nhà nước “không còn kiểm soát được” cần được quản lý chặt chẽ. Đa số các chính phủ phương Tây tuyên bố rằng họ muốn bán hết cổ phần ở những công ty đã được cứu trợ tài chính càng nhanh càng tốt. Khi ranh giới giữa công và tư càng rõ ràng thì điều đó sẽ tốt hơn cho cả hai bên.

Trúc Thịnh (Economists)

Sài Gòn Tiếp thị

Các tin tức khác

>   Mỹ: Giám sát lương tại công ty nhận tiền hỗ trợ (14/12/2009)

>   TQ, Kazakhstan khánh thành đường dẫn khí (13/12/2009)

>   Venezuela, Cuba sẽ ký thỏa thuận tới 3,2 tỉ USD (13/12/2009)

>   Jetstar công bố mức tăng trưởng cao nhất tại thị trường nội địa Australia (13/12/2009)

>   Mỹ sẽ xây trung tâm phong điện lớn nhất thế giới (11/12/2009)

>   40 năm và sự sụp đổ của những học thuyết kinh tế (10/12/2009)

>   AOL chấm dứt cuộc hôn nhân què quặt với Time Warner (10/12/2009)

>   Sẵn sàng tự do hóa hoàn toàn vận tải hàng không (08/12/2009)

>   Những nỗ lực nhằm duy trì hoạt động của Hãng hàng không Nhật (08/12/2009)

>   Hàn Quốc khởi công đường sắt cao tốc 9,8 tỷ USD (06/12/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật