Thứ Sáu, 27/11/2009 06:06

TTCK: Sân chơi sẽ công bằng hơn

Ngày 24/11, UBCK đã có văn bản chính thức về việc cấm bán chứng khoán trước ngày T + 4. Điều này đã gây tâm lý hoang mang cho không ít nhà đầu tư (NĐT), dù trước đó, đa số NĐT cá nhân vẫn kêu gọi cần sớm thiết lập lại trật tự này. Vậy, tác động của quy định này đến đâu ?

Trong thời gian vừa qua, để cạnh tranh thu hút khách hàng, một số Cty chứng khoán (CTCK) đã thực hiện cho khách hàng vay chứng khoán để bán trong thời gian chờ chứng khoán về tài khoản. Tuy nhiên, điều kiện để vay chứng khoán bán ngày T không phải áp dụng với mọi chứng khoán, mọi khách hàng mà chỉ hạn chế trong phạm vi danh mục chứng khoán sẵn có trong tài khoản (số dư tài khoản lưu ký tổng của CTCK lớn) và chỉ áp dụng cho các khách VIP có quy mô lớn.

Lo ngại... thanh khoản

Theo anh K - một nhân viên phụ trách phòng VIP của một CTCK có thị phần môi giới lớn cho biết, bản chất của việc cho khách hàng bán chứng khoán ngày T là việc mượn chứng khoán của khách hàng tạm thời chưa có nhu cầu giao dịch cho khách hàng muốn bán mượn. Chính vì vậy, việc bán chứng khoán ngày T trên thực tế giống như làm tăng cung trên thị trường.

Trên thực tế, việc cho khách VIP bán chứng khoán khi chưa về tài khoản (từ các ngày T+1 đến T+3, tùy theo từng khách hàng, từng CTCK đã từng gây bức xúc lớn với các NĐT. Theo đó, với các khách VIP, việc được nộp tiền giao dịch chậm (ngày T+2 hoặc ngày T+3), nhưng lại được bán chứng khoán ngay ngày T+1, T+2 đã giúp họ hầu như không phải ứng trước chi phí giao dịch (chỉ phải nộp tương ứng khoảng 20% đến 50% giá trị mua chứng khoán). Theo anh K đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng, khi UBCK công bố chấn chỉnh mọi hoạt động bán chứng khoán ngày T, tâm lý nhiều NĐT tỏ ra khá e ngại, vì tốc độ quay vòng của dòng tiền sẽ bị giảm sút, thanh khoản giảm, và đặc biệt có thể gia tăng áp lực bán ra với các khách hàng mua chứng khoán vượt quá xa khả năng thanh toán. Với việc bán chứng khoán ngày T+1, T+2, thanh khoản của các mã được giao dịch ngày T sẽ tăng khoảng gấp 2 lần so với thanh khoản từ dòng tiền thực (khi phải chờ ngày T+4 mới được bán chứng khoán đã mua).

Bình ổn tâm lý

Dù vậy, với việc giảm điểm mạnh của 3 ngày giao dịch đầu tuần, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường có vẻ đã phản ánh “hơi quá đà” tin tức này, vì nhìn dưới nhiều góc độ, việc chặn bán chứng khoán ngày T không hẳn đã gây tâm lý xấu.

Trước hết, việc chặn bán chứng khoán ngày T đã giúp tăng tính công bằng giữa khách thường và khách VIP trên thị trường. Khảo sát sơ bộ một số CTCK lớn cho thấy, nhiều NĐT cá nhân đã không dám giải ngân thời gian vừa qua, dù tiền mặt còn khá nhiều do tính không thể dự đoán của thị trường. “Nhiều mã chứng khoán chỉ tăng đến ngày T+2, trong khi số đông NĐT phải chịu T+4, đến khi chứng khoán về thì bị lỗ” - một chuyên gia chứng khoán cho biết. Với việc tăng tính bình đẳng về thời gian chờ bán chứng khoán, theo nhiều CTCK, sẽ khuyến khích NĐT cá nhân mạnh dạn lựa chọn những mã chứng khoán tốt để mua, từ đó, cầu thị trường sẽ tăng.

Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian chờ bán sẽ giúp thị trường trở nên ổn định, có điều kiện tăng điểm ổn định hơn. Một phép tính đơn giản, với khách VIP, bỏ ra 20% giá trị danh mục đặt mua, chỉ cần 1 phiên tăng 3%, khách VIP đã có thể bán ngay chứng khoán, và kiếm lời 15% trên số tiền thực chi. Đây chính là lý do khiến không ít mã chứng khoán ngày hôm nay có thể dư mua giá trần ồ ạt, nhưng ngày mai, khi NĐT bắt đầu chú ý và mua vào thì lại bán ra đồng loạt.

Mặt khác, nhiều NĐT trong những phiên giao dịch gần đây tỏ ra lo ngại vì theo họ, với thông tin hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, cấm bán ngày T, NĐT lớn sẽ không hào hứng tham gia thị trường, và như vậy, thị trường sẽ khó đi lên. Trên thực tế, trong khoảng 1 tháng lại đây, các NĐT lớn đã hạn chế đáng kể tỷ lệ sử dụng đòn bẩy, do e ngại có thể gặp rủi ro và một phần, khi thời điểm cuối tháng, CTCK sẽ chốt sổ, nên toàn bộ giao dịch ngày T, nộp tiền ngày T+3 hay đòn bẩy đều được hạn chế. Các CTCK vốn mạnh dạn trong lĩnh vực cung ứng đòn bẩy cho khách hàng đều khẳng định: lượng tiền cung ứng cho khách hàng không hề bị giảm đi, chỉ không được cấp mới (nếu CTCK đã vượt hạn mức cho vay của ngân hàng).

Theo đại diện Cty Chứng khoán Âu Việt (AVSC), qua thị trường mấy phiên gần đây, AVSC lo ngại về hiện tượng NĐT phản ứng thái quá với các tin đồn và các tin tiêu cực. Trong khi đó, dường như bỏ qua các tin tốt như Down Jones tăng mạnh, triển vọng lợi nhuận quý 4 và NĐT nước ngoài tiếp tục mua ròng. Tâm lý bi quan dường như ngự trị và nhiều NĐT nhỏ lẻ bán tháo theo tâm lý đám đông. Tuy nhiên, theo đại diện Cty này, việc chiều 23/11, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã ra tuyên bố bác bỏ tin đồn Trung tâm “treo giò” tài khoản giao dịch T+< 4 là “không chính thức và không chính xác”, đến chiều 24/11, UBCK đã ra Công văn số 2649/UBCK-PTTT, yêu cầu kể từ ngày 1/12 các CTCK phải chấm dứt việc cho phép khách hàng bán chứng khoán trước ngày T+4 hoặc cho khách hàng vay chứng khoán để bán, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý và công bố công khai trên website của UBCK thì đây chính là các thông tin rất tích cực và sẽ giúp bình ổn tâm lý nhà đầu tư khi sân chơi của các nhà đầu tư trở nên công bằng, công khai hơn.

Phương Thảo

Diễn đàn Doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   CĐNB và người liên quan bán xong 7,600 cp CTN và B82 (26/11/2009)

>   DAD: Mua 50,000 cổ phiếu quỹ từ 02/12 (26/11/2009)

>   Kết quả giao dịch cổ phiếu nội bộ sàn HNX ngày 26/11 (26/11/2009)

>   NXBGD đã bán 135,000 cổ phiếu HEV (26/11/2009)

>   CSC lấy ý kiến tăng vốn điều lệ (26/11/2009)

>   CII đầu tư 2,288 tỷ đồng mở rộng Xa lộ Hà Nội (26/11/2009)

>   Hewmac được niêm yết hơn 1.6 triệu cp trên HNX (26/11/2009)

>   SSIAM và SSIVF giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu ABT còn 11.06% (26/11/2009)

>   TTC chuyển niêm yết sang HNX (26/11/2009)

>   Vietstock Off-line 2009 – Đồng hành cùng nhà đầu tư (26/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật