Thứ Bảy, 21/11/2009 06:17

Cổ phiếu “vua” gây thất vọng

Từ tình trạng đứng hoặc xuống giá của cổ phiếu ngân hàng nhiều năm qua cũng như những bất lợi mà hệ thống ngân hàng đang đối mặt, có thể thấy dòng cổ phiếu vốn được mệnh danh là “vua” này sẽ tiếp tục sinh lợi... nhỏ giọt

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (ngày 20-11), chỉ số VN-Index ở mức 555,84 điểm, HNX-Index 184,79 điểm. Dù giảm nhưng so với cách đây đúng 4 tháng, hai chỉ số này đã tăng tương ứng 34,6% và 33,37%. Thế nhưng, trong đó, giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng lại giảm từ 7% - 14% khiến những nhà đầu tư ôm cổ phiếu “vua” cảm thấy thất vọng, bán thì tiếc (giá thấp), còn nắm giữ thì không yên tâm!

EPS èo uột

Lý do chính gây thất vọng là do vốn điều lệ của các ngân hàng hiện đã bị đẩy lên quá cao nên thu nhập tính trên cổ phiếu (EPS) trong năm nay chỉ ở mức trung bình kém. Theo báo cáo 9 tháng đầu năm, Ngân hàng Ngoại thương VN (VCB) dù được xếp hàng đầu trong ngành về quy mô vốn và thương hiệu nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 3.343 tỉ đồng; với vốn điều lệ khổng lồ 12.100 tỉ đồng thì EPS mới đạt 2.800 đồng/cổ phiếu.

Còn Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB) có vốn điều lệ 6.650 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.188 tỉ đồng, EPS đạt 1.800 đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) có vốn điều lệ 2.000 tỉ đồng, lợi nhuận ròng 252 tỉ đồng, tính ra EPS chỉ ở mức 1.300 đồng...

So với cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp (DN) ở một số ngành khác như sản xuất hàng hóa cơ bản, thương mại, bất động sản, dịch vụ..., mức EPS của các ngân hàng thấp hơn từ 2 - 6 lần.

Tín dụng căng thẳng

Do thu nhập tính trên cổ phiếu (EPS) thấp, vốn điều lệ lớn, cổ đông đại chúng rất đông nhưng tâm lý lại thiếu vững vàng nên mỗi khi thị trường bị “rung lắc” là họ bán ra ồ ạt, làm cho cổ phiếu ngân hàng dễ bị xuống giá

Trong cơ cấu nguồn thu của các ngân hàng, tiền lãi từ tín dụng là chủ yếu, còn dịch vụ chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Thêm nữa, thời gian còn lại của năm nay chỉ còn hơn một tháng nhưng hạn mức tăng trưởng tín dụng đã vượt trần (30%) và nguồn vốn có thể bơm vào thị trường ở nhiều đơn vị đã có dấu hiệu cạn nên khả năng tăng trưởng thu nhập từ tín dụng sẽ bị thu hẹp.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến hết tháng 10-2009, tiền gửi của khách hàng trên toàn hệ thống ngân hàng thương mại cả nước đạt 1.690.450 tỉ đồng, tăng 25,72% so với cuối 2008, song dư nợ cho vay đã tăng 33,29% (vượt 3,29 điểm phần trăm so với chỉ giới mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra).

Vì tín dụng tăng cao trong khi vốn huy động tăng ít nên nhiều đơn vị đã có biểu hiện căng thẳng về thanh khoản, buộc phải đẩy lãi suất tiết kiệm lên cao để cạnh tranh huy động hoặc tăng vay trên thị trường mở. Tại nhiều ngân hàng, lãi suất tiết kiệm đã ngấp nghé 10%/năm, trong khi lãi suất trần cho vay là 10,5% nên hoạt động tín dụng đang trong tình cảnh bất lợi.

Do giá vốn đầu vào lên cao, đầu ra bị giới hạn nên hoạt động tín dụng từ nay đến cuối năm càng khó khăn, vì vậy lợi nhuận ngân hàng trong quý IV sẽ kém hấp dẫn.

Hết béo bở

Chuyên gia tài chính Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Chứng khoán SJC, nhận định: “Khi tăng trưởng tín dụng lên mạnh, dòng tiền lưu thông ngoài thị trường nhiều thì có thể làm nảy sinh nguy cơ lạm phát cao. Để kìm chế lạm phát, có thể trong năm tới, Nhà nước sẽ từng bước áp dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ”.

Do đó, trong thời gian tới, điều kiện để cho hoạt động tín dụng có mức EPS cao là khó xảy ra; trong khi đó, những loại hình kinh doanh dịch vụ khác như chứng khoán, ngoại tệ, thẻ... cũng đã xuất hiện những dấu hiệu chững lại. Riêng hoạt động kinh doanh vàng, dù mang lại thu nhập cao nhưng do thị trường hiện đã bị chia sẻ nhiều bởi hàng loạt DN nên không còn béo bở như trước.

Tổng hợp những yếu tố trên, từ nay đến cuối năm, mức lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tiếp tục khiến nhà đầu tư thất vọng.

 

Trần Phú Minh

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   VF1 đăng ký bán 669,000 cp BVS (21/11/2009)

>   Các cổ đông đã bán được 53,800 cp HBD, SGD (20/11/2009)

>   Pca International Funds giảm tỷ lệ nắm giữ VNS còn 4.36% (20/11/2009)

>   TMC: Lợi nhuận 10 tháng vượt 33% kế hoạch năm (20/11/2009)

>   VCB: ĐHĐCĐ đồng ý phát hành hơn 112.29 triệu cp tăng VĐL (20/11/2009)

>   TPP: Phó TGĐ đăng ký bán 30,000 cp (20/11/2009)

>   Các cổ đông đăng ký bán 45,800 cp MKV, TST (20/11/2009)

>   CIC: Thay đổi thời gian họp ĐHCĐ bất thường (20/11/2009)

>   Các cổ đông ATA, BCI và AGF đăng ký bán 501,390 cp (20/11/2009)

>   Hai cổ đông lớn đã mua 204,210 cp LSS, AAM (20/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật