Thứ Tư, 04/11/2009 15:01

1 tỷ đồng dàn xếp vụ nổ trên OTC

Khác với lần trước (hồi tháng 5/2009), vụ nổ hơn 1 triệu cổ phiếu MB tại chợ OTC 16 Liễu Giai diễn ra chiều tối ngày 2/11 đã nhanh chóng được các môi giới dàn xếp. Tránh “vỡ chợ” để giữ chỗ làm ăn là phương châm chính khiến việc thương lượng diễn ra nhanh chóng.

Theo lời kể của các môi giới trên chợ OTC 16 Liễu Giai, Hà Nội (địa điểm làm thủ tục chuyển nhượng CP của Ngân hàng Quân đội - MB), sau khi mua vào hơn 1 triệu CP MB ở mức giá từ 30.500 đồng/CP đến 30.700 đồng/CP, nhà đầu tư tên Ngọc đã phải bán ra cắt lỗ ở mức giá 29.200 đồng/CP. Như vậy, do đoán sai xu hướng, NĐT này đã thua lỗ xấp xỉ 2 tỷ đồng. Thương vụ trên được thực hiện trong tháng 10 nhưng sang đầu tháng 11 sự việc mới vỡ lở.

Theo luật giao dịch bất thành văn trong giới OTC, khi đánh giá lên, NĐT Ngọc sẽ được nhận hàng vào mọi thời điểm trong tháng và hết tháng phải hoàn tất giao dịch. Tuy nhiên, hết tháng 10, tiền chưa trao nhưng cháo đã múc dẫn đến tranh cãi giữa các môi giới với NĐT Ngọc. Việc đầu tư thua lỗ khiến NĐT này chậm thanh toán tiền làm các NĐT khác bức xúc.

NĐT tên Hoa cho biết, chị không trực tiếp bán CP cho anh Ngọc nhưng vẫn cảm thấy rất lo lắng. Vì phần lớn giao dịch giữa các môi giới trên sàn OTC có liên quan với nhau, chỉ cần ách tắc ở một khâu sẽ khiến cả dây chuyền bị ngưng trệ. Chẳng hạn NĐT A bán cho NĐT B, NĐT B bán cho nhà đầu tư C nhưng không phải sau mỗi lần mua bán là rốt ráo ngay việc thanh toán. Do áp dụng các nghiệp vụ phái sinh như quyền chọn, tương lai… nên có khi 2- 3 ngày sau giao dịch mới hoàn tất. Một lô CP được bán qua tay hàng chục môi giới mà người bán đầu tiên vẫn chưa nhận được tiền.

Một môi giới chuyên nghiệp tại CTCK Euro Capital cho biết, thực ra vụ việc này cũng không có gì đáng ầm ĩ. Vì NĐT Ngọc mua hơn 1 triệu CP chưa “ra tên” (bên mua và bên bán viết giấy, có sự xác nhận của ngân hàng) mà chỉ là mua ký sổ với các NĐT khác. Do đó, để hoàn tất giao dịch anh Ngọc không phải bỏ ra vài chục tỷ “ôm” lô cổ phiếu mà chỉ phải chi phần chênh lệch giá giữa mua vào và bán ra (khoảng gần 2 tỷ đồng) trả cho các NĐT khác. “Anh Ngọc muốn bùng cũng không được vì anh đã ký sổ với người khác. Đó là sự ràng buộc giữa người mua và người bán và cũng là cơ sở để giải trình với cơ quan chức năng khi cần thiết”- môi giới này cho biết.

Đến chiều ngày 3/11 giữa NĐT Ngọc và các môi giới đã tìm được tiếng nói chung giải quyết vụ việc khi đồng ý trả trước 50% chênh lệch giá cho các NĐT. Theo một số nguồn tin, phần còn lại đã được anh Ngọc cam kết trả vào ngày 6/11.

Có mặt lúc 2h chiều trên chợ OTC 16 Liễu Giai có thể thấy, các NĐT vẫn chưa hết bàng hoàng sau thương vụ kể trên. Mặc dù mọi việc về cơ bản được giải quyết nhưng các NĐT không ngớt bàn tán râm ran. Tuy nhiên, khi thời gian trôi dần về cuối giờ chiều, chợ lại trở nên đông đúc, náo nhiệt như vốn có. Sau vụ nổ, mọi gao dịch trở nên thận trọng hơn. Ngoài ra còn do nguyên nhân nữa là các môi giới đều tham chiếu giá MB với giá một số CP ngân hàng trên sàn niêm yết.

Một NĐT cho biết, giá CP MB đang khá cao nếu so với giá đóng cửa của CP EIB (26.600 đồng/CP) hoặc STB (28.600 đồng/CP) ngày 3/11. Các lệnh mua vào CP MB được chốt ở mức dưới 29.000 đồng/CP trong khi mức bán kỳ vọng 29.050 đồng - 29.100 đồng/CP. Nhìn dưới góc độ độ an toàn, rõ ràng mua CP MB giá đang đắt hơn so với một số CP niêm yết vì nó tiềm ẩn những rủi ro như vụ nổ vừa diễn ra với CP này.

Theo ghi nhận của ĐTCK, giới buôn OTC tại Hà Nội hiện rất linh hoạt. Nếu thị trường niêm yết “có sóng” họ sẽ chuyển sang lướt tại đó chứ không cứng nhắc “bám” sàn OTC vào mọi thời điểm như trước đây.

Hiền Linh

Đầu tư chứng khoán

Lại một vụ "nổ lớn" trên thị trường OTC

OTC: Nhà đầu tư đánh khống thua lỗ

Các tin tức khác

>   PHT: Vợ của Ủy viên HĐQT đăng ký bán hết 500,000 cp (04/11/2009)

>   STB: Thành viên HĐQT bán hơn 20.8 triệu quyền mua cp (04/11/2009)

>   STB: Người thân của HĐQT đã bán trên 10.2 triệu quyền mua cp (04/11/2009)

>   GTA: Kế toán trưởng đã bán hết 4,500 cp (04/11/2009)

>   Sông Đà 9 đã bán xong nửa triệu cổ phiếu S96 (04/11/2009)

>   Giao dịch cổ phiếu MB trên thị trường OTC vẫn sôi động (03/11/2009)

>   SCIC đã thoái vốn khỏi BKC (03/11/2009)

>   SSIAM và SSIVF đã bán 279,050 cổ phiếu NSC và SSC (03/11/2009)

>   B82: Thành viên BKS bán 1,200 cp từ 03/11 (03/11/2009)

>   DPC: Thành viên BKS đã bán được 3,000 cp (03/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật