Thế giới đa cực
Khi sự lớn mạnh của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil đang tách dần sức mạnh kinh tế của Mỹ, liệu Châu Á đã sẵn sàng đóng một vai trò lớn hơn ?
Tăng vai trò Trung Quốc
Khi suy thoái kinh tế đang đi qua đáy, người Mỹ chi tiêu ít hơn, tiết kiệm nhiều hơn theo xu hướng mà Tổng thống Barack Obama cam kết theo đuổi. Các hoạt động đầu tư ngân hàng, thực hiện dưới sự giám sát của các quy định nghiêm ngặt đang làm giảm sự lưu thông dòng tiền. Điều đó, kết hợp với sự gia tăng tiết kiệm trong bộ phận lớn người tiêu dùng Mỹ sẽ làm suy giảm danh tiếng giàu mạnh của kinh tế Mỹ và khiến cho Mỹ khó duy trì danh tiếng lỗ đen kinh tế, hấp thụ tất cả các sản phẩm hàng hóa trên khắp toàn cầu.
Điều đó có ý nghĩa gì với Mỹ ? Đơn giản là Mỹ không còn duy trì vị trí độc tôn lãnh đạo thế giới, kỷ nguyên Mỹ sẽ đi đến hồi kết. Khoảng trống dành ra sẽ được Trung Quốc trám vào với dự trữ ngoại tệ 2 ngàn tỷ USD. Số tiền khổng lồ này phần nào giúp Trung Quốc có sự cân bằng nhất định với kho vũ khí nguyên tử Mỹ đang nắm giữ. Sự gia tăng sức mạnh của các nền kinh tế Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil đang làm thay đổi theo hướng lấy dần quyền lực của một thế giới trong đó Mỹ giữ vị trí trung tâm để hình thành một thế giới mới.
Thêm vào khuynh hướng này là sự lớn mạnh ngày càng tăng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN và xu thế xích lại gần hơn của ASEAN với các quyền lực kinh tế của Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Những thực thể này một khi kết hợp lại với nhau có thể làm đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Á.
Với tư cách là một khu vực, Châu Á đang nhận ra rằng Mỹ, vốn được coi là không thể đánh bại lâu nay, có thể không còn giữ vai trò định hướng về tương lai cho châu lục này. Thực tế, nhiều nước Châu Á đang suy nghĩ lại xem liệu cựu thủ tướng Malaysia có đúng không khi cảnh báo rằng không nên áp dụng các tiêu chuẩn Mỹ một cách cứng nhắc.
Một mô hình mới
Hội nghị thượng đỉnh G20 đầu năm 2009 và mới diễn ra tại Pittsburg đem lại chứng cứ rõ ràng về sự biến đổi tuy chậm nhưng rõ ràng về việc định hình lại các động lực của quyền lực kinh tế toàn cầu. Tổng thống Mỹ không còn là vị lãnh đạo đương nhiên của thế giới, Ông Obama đóng vai như một người điều phối và xây dựng sự đồng thuận hơn là một nhà lãnh đạo của tất cả các nước. Việc đó thể hiện qua hành động chăm chú lắng nghe hơn là phát biểu của ông Obama và tìm cách tạo ra điểm chung, ủng hộ mẫu số chung về quyền lợi của tất cả các thành viên tham gia. Giải thưởng Nobel về hòa bình dành cho ông Obama có thể nhằm đánh giá những cố gắng thành công của Tổng thống Mỹ nhằm tạo nên một mô hình mới của Mỹ trong một thế giới mới đa dạng hơn bất kỳ khi nào.
Chúng ta đang đối mặt với một trật tự mới trên phạm vi toàn cầu. Việc tranh luận xem nên kết thúc khủng hoảng kinh tế như thế nào tại Hội nghị G20 (các nước chiếm hơn 80% GDP; hơn 60% dân số và 90% thương mại toàn cầu) đã đưa tới sự bắt đầu của một mô hình mới này. Thế giới đang tiến nhanh tới một cộng đồng đa dạng toàn cầu theo đúng nghĩa của nó.
Hoa Chi
Diễn đàn doanh nghiệp
|