Thứ Sáu, 09/10/2009 10:28

Mỹ mất ngôi vương trong bảng xếp hạng ngân hàng

(Vietstock) – Từ vị trí dẫn đầu, Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ 3, sau Anh và Australia trong bảng xếp hạng phát triển tài chính do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố hôm Thứ  Năm 08/10. Đó chính là hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vốn đã tác động nặng nề đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng tại các nước phát triển.

Trong khi điểm số tài chính của hầu hết các quốc gia trong 55 nước được xếp hạng đều sụt giảm đáng kể, thì các nền kinh tế mới nổi lại đứng ở vị trí tương đối tốt trong bảng xếp hạng.

Theo giám đốc điều hành WEF Kevin Steinberg, các quốc gia phát triển vẫn đang dẫn đầu bảng xếp hạng. Tuy nhiên, do trong một năm qua, các nước này đã biểu hiện kém hơn các nước mới nổi, do đó khoảng cách giữa các quốc gia này được thu hẹp đáng kể.

Trên thực tế, bất ổn tài chính ngày càng gia tăng là vấn đề chính yếu đối với các nước phát triển trong những năm qua. Trong khi đó, việc thiếu hụt trong cách tiếp cận thị trường vốn và dịch vụ ngân hàng tiếp tục là thách thức cho các nền kinh tế này.

Theo ông Nouriel Roubini, Chủ tịch hãng nghiên cứu RGE Global Monitor, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Đã có sự cân bằng. Những quốc gia nào đặt ra nhiều quy định hơn cho hệ thống tài chính đạt được sự ổn định cao hơn, song việc tiếp cận với tín dụng lại yếu đi nhiều."

Ông Roubini lưu ý rằng, mặc dù sự ổn định tài chính là nhân tố quan trọng, nhưng việc liên tục đổi mới hệ thống tài chính là chìa khóa để cung cấp các nguồn vốn cần thiết cho nền kinh tế và bảo đảm tăng trưởng.

Trong phân mục xếp hạng ổn định tài chính, các ngân hàng Anh và Mỹ tụt xuống vị trí thứ 37 và 38, thấp hơn so với các nước mới nổi như Mexico và Brazil xếp vị trí lần lượt là 14 và 15, và chỉ đứng trước Venezuela vài bậc (vị trí thứ 42).

Na Uy, Thụy Sĩ, Hồng Kông và Chile dẫn đầu bảng xếp hạng ổn định tài chính, trong khi đó Argentina, Kazakhstan và Ukraina đang ở đáy của bảng danh sách.

Đức và Pháp tụt mạnh

Đức và Pháp là 2 nước bị tụt hạng nặng nề trong bảng xếp hạng, qua đó hai quốc gia này đã bị đánh bật ra khỏi top 10 nước có hệ thống tài chính phát triển nhất.

Australia, một trong những nước đầu tiên bắt đầu thu hồi gói kích thích tiền tệ, lại tăng từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng nhờ sự kết hợp giữa tính hiệu quả và ổn định của ngân hàng, cũng như độ rủi ro thấp của cuộc khủng hoảng trái phiếu chính phủ.

Australia và Brazil cũng nằm trong số ít các quốc gia đạt được sự cải thiện khiêm tốn trong chỉ số phát triển tài chính tổng thể bất chấp tác động của cuộc khủng hoảng.

Đứng cuối bảng xếp hạng là Ukraina, Bangladesh và Venezuela.

Được biết, bảng xếp hạng này dựa trên 120 biến số từ sự ổn định, quy mô và và độ sâu của các thị trường vốn.

Bội Mẫn (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   NHTW Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất Tháng 10 ở mức 2% (09/10/2009)

>   ECB, BoE giữ nguyên lãi suất cơ bản Tháng 10 (09/10/2009)

>   Ngày xanh của thị trường chứng khoán thế giới (09/10/2009)

>   Các quỹ vốn đầu tư thế giới: Vẫn thích châu Á (09/10/2009)

>   EU phạt công ty Nhật, châu Âu thao túng thị trường (08/10/2009)

>   CK Châu Á dõi theo mùa lợi nhuận quý 3 trong sắc xanh (08/10/2009)

>   S&P 500 có thể điều chỉnh khi cp ngân hàng suy yếu  (08/10/2009)

>   Các doanh nghiệp Mỹ vẫn lạc quan về thị trường Trung Quốc (08/10/2009)

>   Mỹ: Tín dụng tiêu dùng giảm tháng thứ 7 liên tiếp (08/10/2009)

>   HSBC tiếp tục chiến lược mở rộng tại châu Á (08/10/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật