Thứ Tư, 28/10/2009 19:03

Đầu tư vốn phát triển lưới điện "hút" hàng

Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới điện lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng trong thời gian tới.

Đây là một nguồn vốn rất lớn và bản thân Tổng Công ty truyền tải điện (NPT) và cả Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) khó lòng mà lo đủ. Tuy nhiên, đầu tư vốn cho ngành điện lại đang là lĩnh vực được nhiều ngân hàng chú ý vì đây là khoản đầu tư dài hạn sẽ mang lại hiệu quả cao.

Mỗi năm cần hơn 10 ngàn tỷ

NPT cho biết, trong năm 2009, đơn vị này đã phải chi ra khoảng 8.500 tỷ đồng bao gồm cả gốc và lãi để đầu tư phát triển lưới điện.

Con số đó trong năm tới sẽ tiếp tục nhiều hơn lên. Năm 2010, dự kiến sẽ đầu tư 11.700 tỷ đồng, bao gồm đầu tư thuần 8.600 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi 3.100 tỷ đồng.

Tính toán sơ bộ cho thấy, giai đoạn 2006 - 2015 sẽ cần một lượng vốn đầu tư lên đến 74.800 tỷ đồng cho phát triển lưới điện. Bình quân, mỗi năm cần đầu tư 7.480 tỷ đồng.

Nếu tính đến cả khối lượng các công trình lưới điện đồng bộ với các trung tâm nhiệt điện mới quy hoạch thì nhu cầu đầu tư lưới điện truyền tải đến năm 2015 theo quy hoạch cần khoảng 100.000 tỷ đồng chưa kể đến lãi trả nợ vay.

Ngay trong năm 2009, phần vốn đầu tư về cơ bản đã được đáp ứng đủ sau khi tự xoay xở và có sự trợ giúp của các tổ chức tài chính trong nước. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, từ nay đến 2015, sẽ cần thêm khoảng 50.000-70.000 tỷ đồng nữa để đầu tư cho lưới điện.

Một số vốn lớn buộc EVN phải tính đủ nước từ tự chuẩn bị, vay các nguồn vốn ưu đãi quốc tế và cả những tổ chức tín dụng trong nước.

Điều thuận lợi là đến nay, bước đầu các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế lớn như WB, ADB đã có kế hoạch cho vay các nguồn hỗ trợ phát triển chính sách để phát triển lưới điện ở Việt Nam.

Trong đó, WB sẽ cho vay khoảng khoảng 300-400 triệu USD, ADB sẽ cho vay khoảng 2 tỷ USD theo tín dụng thông thường. Khoản thiếu hụt còn lại buộc phải trông chờ từ nguồn vốn vay trong nước.

Ngân hàng nhìn dài hạn

Đầu tư phát triển lưới điện không chỉ cần nguồn vốn lớn mà còn phải chấp nhận cho vay dài hạn. Tuy nhiên, nhận thấy đây là một khoản vay có lợi thế về sự an toàn cao và hiệu quả về dài hạn nên các ngân hàng đã xem đây là một kênh đầu tư đáng lưu ý.

Đặc biệt, EVN và các ngân hàng đang hy vọng Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng cơ chế cho vay vượt 15% vốn điều lệ như đã từng áp dụng với xăng dầu và nhiều lĩnh vực quan trọng khác.

Mới đây nhất, Ngân hàng Tiên Phong cùng với Ngân hàng Indovina, Ngân hàng Bảo Việt ký hợp đồng tài trợ khoản vay lên đến 530 tỷ đồng để NPT phát triển lưới điện. Trong đó Ngân hàng Indovina tài trợ 280 tỷ đồng, Ngân hàng Tiên Phong tài trợ 150 tỷ đồng và Ngân hàng Bảo Việt tài trợ 100 tỷ đồng.

Trong khi đó, ngay trong năm 2009, ngân hàng An Bình (ABBank) đã cung cấp khoản vay 800 tỷ và con số này được cam kết tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Trong năm 2010, ABBank sẽ cung cấp khoảng 5.000 tỷ đồng cho các dự án của NPT và nhà thầu của NPT.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Mai, Phó TGĐ ABBank, ngoài việc cho vay đối với NPT và các công ty truyền tải điện thành viên, ngân hàng sẽ cho vay tới các nhà thầu dự án phục vụ các công trình lưới điện.

ABBank và các ngân hàng thương mại cho biết sẽ có ưu đãi về lãi suất và phí cho các dự án điện. Cụ thể, nếu khách hàng cầm cố bằng các khoản phải thu, tiền đòi nợ thì được hưởng lãi suất ở mức 95% lãi suất cho vay thông thường.

Ngoài ra, nếu khách hàng có các hình thức tài sản đảm bảo khác thì mức lãi suất được giảm còn 90% so với lãi suất cho vay thông thường.

Khi cho vay vào các công trình điện, bên cạnh lãi ổn định từ nguồn tín dụng lớn trong thời gian dài, thì các ngân hàng cũng sẽ có nhiều lợi ích như cung cấp sản phẩm tín dụng.

Bên cạnh đó, ngoài EVN và các thành viên, các nhà thầu thi công thì ngân hàng cho vay chính là người nắm tài khoản của DN, với nhu cầu của DN trong thanh toán với doanh số rất lớn, các ngân hàng sẽ cung cấp thêm những gói dịch vụ ngoài tín dụng như quản lý dòng tiền cho khách hàng, tư vấn rủi ro tín dụng, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đi kèm cho các lao động tại các công trình và DN.

Phước Hà

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   HSBC đã huy động hơn 8,400 tỷ đồng trái phiếu tiền đồng (26/10/2009)

>   Techcombank phát hành trái phiếu đợt 1 năm 2009 (26/10/2009)

>   Habubank phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu (24/10/2009)

>   Trả lãi trái phiếu xây cầu Vĩnh Tuy, đường 5 kéo dài (22/10/2009)

>   Trái phiếu bất động sản: Hấp dẫn hơn, nhưng... (22/10/2009)

>   BIDV được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu (21/10/2009)

>   Bốn điểm yếu trong phát hành trái phiếu DN (17/10/2009)

>   Năm 2010: Sẽ đầu tư 56.000 tỷ đồng bằng vốn TPCP (16/10/2009)

>   HUD phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu (09/10/2009)

>   Trái phiếu Chính phủ: Tiền nhiều, tiêu không dễ (09/10/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật