Thứ Ba, 04/08/2009 09:51

Vinaconex và câu chuyện minh bạch thông tin

Thông tin Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thu hồi hơn 800 tỷ đồng tại Vinaconex (VCG) không quá mới đối với các cổ đông, nhất là NĐT tổ chức, song tính thời điểm và yếu tố chính thức của sự kiện này vẫn là mối quan tâm lớn của thị trường. Chưa thể đánh giá tác động của quyết định này tới hoạt động của DN, nhưng việc Vinaconex sớm công bố thông tin bất thường, làm rõ những vấn đề liên quan đến khoản truy thu trên đã được ghi nhận.

Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, cổ phiếu VCG là tâm điểm chú ý của thị trường. Diễn biến giảm giá được dự đoán từ trước, song nhiều lệnh mua lớn được tung ra hứng giá thấp lại là điều bất ngờ. Giá cổ phiếu VCG chỉ giảm 3,8% trên biên độ tối đa 7% là kết quả không quá bi quan đối với những lo ngại về tác động đến từ thông tin truy thu khoản tiền trên. Không có làn sóng xả hàng ở giá sàn như thường thấy khi DN có thông tin bất lợi, thậm chí VCG có thời điểm vượt trên giá tham chiếu, tăng 400 đồng/cổ phiếu và lực mua vào khá mạnh. Kết thúc phiên, vẫn còn dư mua tới gần 1,4 triệu đơn vị, dù trong phiên đã có khối lượng khớp 4,44 triệu đơn vị. Yếu tố cộng hưởng từ một phiên đảo chiều mạnh mẽ của thị trường là điều quan trọng, song diễn biến trên được đánh giá có tác động đáng kể từ việc Vinaconex đã công bố khá kịp thời các thông tin liên quan đến vụ việc trên.

Chiều 30/7, khi thông tin về chỉ đạo của Thủ tướng được đăng tải trên Website Chính phủ và lan rộng trong giới đầu tư, cuối ngày 30/7, Vinaconex đã công bố thông tin bất thường, cung cấp thêm dữ liệu khá đầy đủ và toàn diện đến NĐT, trong đó giải thích khá chi tiết về các khoản tài chính liên quan, việc chấp hành các chỉ đạo cũng như một số vấn đề về cơ cấu cổ đông, NĐT chiến lược… Dựa trên bản công bố này có thể thấy, gần 80 tỷ đồng trong số tiền bị truy thu đã được nộp theo quy định, những khoản tiền liên quan đến hai công ty con của Vinaconex là Vinaconex1 và Vinaconex 2 đều do thủ tục chưa hoàn tất và DN sẵn sàng nộp khi có hướng dẫn cụ thể.

Riêng khoản thặng dư IPO 810 tỷ đồng, Quyết định số 56/2005/QĐ-TTg ngày 18/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm cổ phần hóa Vinaconex có quy định: "Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn của các NĐT trong và ngoài nước" và "Phần vốn tăng thêm do đấu giá cổ phiếu của Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam được để lại nhằm tăng vốn Nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam". Thông tin này đã được đưa vào Bản công bố thông tin chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Chính những thông tin này, theo Vinaconex, đã góp phần quan trọng trong việc chào bán hết số cổ phần dự kiến với giá đấu thành công đạt mức cao ở thời điểm đó, mang lại nguồn thặng dư lớn (810 tỷ đồng) cho Nhà nước, tạo điều kiện cho cổ đông nhà nước tiếp tục đầu tư vào Vinaconex khi tăng vốn điều lệ. Trong đợt tăng vốn điều lệ vừa qua, đại diện cổ đông nhà nước là SCIC không thực hiện quyền mua cổ phần, nên việc sử dụng nguồn thặng dư nói trên để tăng vốn nhà nước tại Vinaconex theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Liên quan đến yêu cầu rà soát lại các cổ đông chiến lược (gồm có 7 đối tác trong nước lớn bao gồm BIDV, Techcombank, Habubank, Bitexco, Massan Group... - PV) Vinaconex khẳng định, đó đều là các DN trong nước có uy tín, thương hiệu, hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng và có tầm chiến lược lâu dài cho hoạt động của Vinaconex sau cổ phần hóa…

Ở góc độ một cổ đông, trước những thông tin quan trọng trên của DN, đại diện Quỹ đầu tư Jacca (Pháp) cho hay, đó đều là những vấn đề họ quan tâm và luôn cập nhật, việc DN sớm có thông tin rõ ràng, cung cấp thêm số liệu cho NĐT thể hiện bước tiến minh bạch trong công tác quản trị và có tác dụng ổn định tâm lý NĐT. Số tiền hơn 800 tỷ đồng là lớn so với một DN, song NĐT này tin vào tiềm lực của Vinaconex và sự hỗ trợ của các cổ đông chiến lược để vượt qua giai đoạn khó khăn. Hoạt động của Vinaconex đã có những bước tiến rõ rệt. Sau hơn 2 năm hoạt động theo mô hình  công ty cổ phần, các chỉ tiêu về sản xuất - kinh doanh đều có sự tăng trưởng cao: doanh thu tăng gấp hơn 2 lần, lợi nhuận tăng gấp 5 lần, giá trị DN tăng gấp 1,5 lần, cổ tức mà cổ đông nhà nước được hưởng là 216 tỷ đồng (tương đương 42% tích lũy vốn của 17 năm phát triển trước đó với tư cách là một DNNN).

Thiếu đi nguồn vốn lớn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và đảm bảo cho khả năng thành công khi tăng vốn, liệu tiến độ các dự án của Vinaconex có gì thay đổi, kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng có tiếp tục được thực hiện...??? Những câu hỏi này sẽ được ĐTCK tìm hiểu và đăng tải trong các số báo tới.         

Anh Việt

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Năm 2010, Hodeco nâng vốn điều lệ lên 135 tỷ đồng (04/08/2009)

>   SZL: Báo cáo tài chính chi tiết quý II năm 2009 (04/08/2009)

>   SSC: Báo cáo tài chính chi tiết quý II năm 2009 (04/08/2009)

>   Doanh thu quý 2 của Sudico tăng 38 lần so quý 1 (04/08/2009)

>   SJD: Báo cáo tài chính chi tiết đã xoát xét quý II năm 2009 (04/08/2009)

>   SGT: Báo cáo tài chính tóm tắt hợp nhất quý II năm 2009 (04/08/2009)

>   SFI: Báo cáo tài chính chi tiết quý II năm 2009 (04/08/2009)

>   SFC: Báo cáo tài chính chi tiết hợp nhất quý II năm 2009 (04/08/2009)

>   CAN: Báo cáo tài chính tóm tắt hợp nhất quý II năm 2009 (04/08/2009)

>   SDA: Báo cáo tài chính tóm tắt hợp nhất quý II năm 2009 (04/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật