Thứ Tư, 05/08/2009 06:05

Trở thành cổ đông khó quá

Nghe nhiều người nói mua bán cổ phiếu trên OTC (thị trường tự phát mua bán cổ phiếu chưa niêm yết) ăn đứt sàn UPCoM (thị trường có tổ chức để giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng) về tính thuận tiện và nhanh chóng. Thế nhưng, “ra trận” mới biết, không ít trường hợp mua mà tức.

Muốn mua cổ phiếu X, gọi điện cho môi giới của một công ty chứng khoán và được trả lời: giá bán 2.75, có hàng. Bên mua chốt luôn, số lượng báo sau. Mất mươi phút để cân đối tiền, khi gọi lại thì môi giới lại báo: chậm quá, lô 2.75 hết hàng rồi, chỉ còn lô 2.8. Bên mua nghi ngờ. Nhưng thôi, muốn mua rồi bỏ sao được. Ai đó đã nói trong mua bán cổ phiếu phải theo nguyên tắc “mua cao bán thấp” (ý nói là để mua được thì chấp nhận giá cao hơn thị trường một ít, còn muốn bán nhanh thì chịu bán rẻ hơn mặt bằng giá thị trường). Chờ nhé, ra ngân hàng rút tiền sẽ ghé ngay. Nhân viên môi giới nhắc luôn: sớm đấy, em không giữ lô này được lâu đâu.

Lúc này bên mua lại bán tín bán nghi, không biết có làm giá không. Nhưng cũng nghĩ trong bụng số mình sao đen thế. Chỉ có mươi phút đã mất tiền triệu rồi. Bụng nghĩ thế nhưng chân bước vội đến ngân hàng, vừa viết giấy rút tiền vừa ngó đồng hồ, vừa hối nhân viên ngân hàng nhanh tay. Rồi người mua và tiền cũng đến công ty chứng khoán trong thời gian ngắn nhất. Gặp môi giới, người mua lại nhận thêm bất ngờ mới. Hết rồi, em nói rồi mà, chỉ còn lô giá 2.85 thôi. Trời đất, rút tiền trước hạn, không mua thì thiệt hai ba đường. Tay đếm tiền, bụng thì ức.

Chuyện còn hay hết hàng, giá bao nhiêu chỉ có bên mua và môi giới biết. Có hết thật hay không thì trời biết. Người mua lại tự trấn an mình, mua bán ở OTC là thế. Đâu có bảng giá điện tử, nào biết được có bao nhiêu người bán, bán giá bao nhiêu... Có thể nhiều người bán nhưng mình có biết họ ở đâu mà hỏi mua. Cả người bán cũng thế, họ mà biết được bên mua thì đâu dễ chịu để môi giới kiếm chác. Cái này thì sàn OTC thua đứt các sàn niêm yết và thị trường UPCoM. Bảng điện tử đỏ, xanh, mọi thông tin mua bán đều rõ ràng, giá bao nhiêu đố mà giấu được.

Theo Ủy ban chứng khoán nhà nước, đến hết tháng 7-2009 đã có trên 1.000 công ty cổ phần đủ điều kiện được công nhận là công ty đại chúng. Thế nhưng, nhiều công ty vẫn nằm ngoài sàn. Các lý do để không vào sàn là không mới, đó là phải minh bạch, sợ bị thôn tính... Nhưng các công ty này cũng chưa cân đong hết những thiệt hại, trong đó có việc nhà đầu tư gặp khó khăn khi trở thành cổ đông của công ty. Nhà nước đã lập ra ba sàn chứng khoán, điều kiện

vào mỗi sàn từ cao xuống thấp. Vậy còn trở ngại gì mà các công ty này chưa vào sàn để nhà đầu tư bị mất thêm tiền khi muốn thành cổ đông của công ty?

Thành Tâm

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Bốn công ty đại chúng bị phạt 80 triệu đồng (04/08/2009)

>   NHNN ý kiến về việc tăng VĐL của Ngân hàng Bắc Á (04/08/2009)

>   Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định về vụ OCI (04/08/2009)

>   Xét nghiệm gần 300 tấn hàng của Vinafood (04/08/2009)

>   CTCP Sách - Thiết bị Giáo dục Bình Dương rút hồ sơ đăng ký niêm yết (03/08/2009)

>   Thêm 2 công ty được triển khai giao dịch trực tuyến (03/08/2009)

>   10 triệu USD phát triển chuỗi bán lẻ cà phê sạch (03/08/2009)

>   PVFC thu xếp vốn cho 3 dự án lớn (03/08/2009)

>   OTC: Sóng liên tiếp (03/08/2009)

>   Maritime Bank đạt lợi nhuận 555 tỷ đồng sau 7 tháng (03/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật