Thứ Bảy, 01/08/2009 07:37

Thị trường châu Á mạnh: Bước tiếp theo của toàn cầu hóa

Đầu năm 2008, khi thị trường Mỹ bắt đầu có dấu hiệu trượt dốc thì thị trường tại các quốc gia châu Á vẫn ổn định. Các nhà phân tích trên khắp thế giới đều khẳng định rằng đã có sự tách biệt tương đối giữa những nền kinh tế phương Tây và những nền kinh tế mới trỗi dậy mang tên Trung Quốc và Ấn Độ.

Dường như cách đây mới chỉ một năm, các nước phương Tây được cho là cội nguồn và cũng là nạn nhân duy nhất của cuộc suy thoái. Tuy nhiên, năm 2008 khép lại mở sang trang mới cho năm 2009, Trung Quốc và Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng một phần, tăng trưởng của họ dù ở mức khá  nhưng không cao như người ta kì vọng.

Ngay cả khi nền kinh tế châu Á ít nhiều bị tổn thương bởi cuộc khủng hoảng lan tới từ phương Tây, thì hiện nay họ đã phục hồi và đang trở lại con đường phát triển, gặt hái thành quả từ những gói kích thích của riêng mình. Các nhà phân tích đã nhanh chóng đi tới nhiều cách lý giải khác nhau về bối cảnh kinh tế.

Có lẽ mọi người đều nhìn thấy một thực tế là Trung Quốc và Ấn Độ đang dẫn dắt nền kinh tế châu Á nói riêng và cả thế giới nói chung ra khỏi cuộc khủng hoảng. Như vậy cũng thật công bằng khi cho rằng bước đi tiếp theo trong tiến trình toàn cầu hóa sẽ được điều khiển bởi một hệ thống những luật lệ kinh tế mới không mang bộ não châu Âu mà được viết lên ở chính Bắc Kinh và Bombay.

Ngày nay, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của châu Á có được phần lớn nhờ sự đóng góp của Trung Quốc và Ấn Độ (dù có ở mức thấp hơn đôi chút). Bởi nền tảng động lực cho sự tăng trưởng xuất phát từ phương Đông cho nên những nền kinh tế châu Âu có xu hướng phục hồi với tốc độ chậm hơn và dưới mức dự đoán.

Chính sự năng nổ và sôi động này sẽ giúp cho các nền kinh tế châu Á giành được ngày càng nhiều sức mạnh thị trường mà qua thời gian họ sẽ khẳng định quyền lực ấy theo những cách thức hoàn toàn mới mẻ và sáng tạo. Hơn nữa, rất có thể những cách thức này sẽ tác động mạnh mẽ tới diện mạo của cả thế giới kinh doanh trong tương lai:

I. Sức mạnh thị trường tiền tệ : Nỗ lực của phương Tây trong việc sử dụng tầm ảnh hưởng tác động lên sự định giá tiền tệ (mà chủ yếu là đồng nhân dân tệ) sẽ tiếp tục giảm xuống. Điều này có thể gây ra những hậu quả tiêu cực dài lâu đối với nền sản xuất của họ.

II. Sức mạnh thị trường năng lượng : Trung Quốc và Ấn Độ đang phát triển ở nhịp độ đòi hỏi cần có một nguồn cung năng lượng khổng lồ và đa dạng. Cuộc chạy đua để giành giật khai thác các nguồn tài nguyên sẽ khiến giá cả thế giới leo thang và tạo ra động lực thúc đẩy các công ty toàn cầu của hai quốc gia này lùng sục mọi ngóc ngách trên thế giới để có được những vụ giao dịch tốt nhất.

III. Sức mạnh gia tăng của các công ty bản địa : Những nghiệp đoàn khai sinh tại hai quốc gia này như các doanh nghiệp sở hữu nhà nước của Trung Quốc hay Tata Sons của Ấn Độ rất sẵn tiền mặt. Ưu tiên hàng đầu của họ là cắm rễ sâu hơn vào những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao như châu Phi, Trung Đông, hay Trung Âu, và thậm chí là cả phương Tây thông qua hoạt động mua lại, sáp nhập (M&A).

Trong bối cảnh đó, các nước phương Tây sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải tính tới một nhân tố là sức mạnh của các tập đoàn này khi phân tích về những mối nguy cơ đe dọa đến vị thế cạnh tranh của họ.

IV. Sức mạnh của Chính phủ : Trong năm 2008 hàng loạt các gói kích thích tín dụng đã được Trung Quốc tung ra - mà về giá trị chúng phải gấp đôi con số của Mỹ (so sánh dựa trên % tỷ trọng trong GDP) – để dọn đường đến với sự phục hồi. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có nhu cầu cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, vì thế sẽ không có gì mạo hiểm khi nhận định rằng chính phủ hai nước sẽ tiếp tục phân phối GDP cho việc phát triển này. Hệ quả tất yếu kéo theo là cầu tiêu dùng sẽ tăng lên.

V. Sức mạnh của người tiêu dùng : Cảm thấy phấn chấn và an toàn chính bởi các gói kích thích do Chính phủ tài trợ, dân cư tại những thị trường mới nổi sẽ tiêp tục không ngần ngại tiêu dùng khoản tiết kiệm mình đang có. Và xu hướng chi tiêu đó có lẽ còn được tăng tốc bởi sự triển khai các chương trình cung cấp tài chính cá nhân và chương trình hưu trí dưới sự bảo trợ của nhà nước.

Thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành nguồn lực cơ bản hợp thành sức mạnh thị trường châu Á đầy mới mẻ này. Nơi đó, để sống sót trên một sân chơi đầy cạnh tranh, đa số các tập đoàn toàn cầu buộc phải tạo ra những sản phẩm hàng hóa – dịch vụ mới thỏa mãn nhu cầu của phía đối phương – chính là người tiêu tại thị trường các châu Á.

Trong khung đánh giá như trên, tiềm tăng cho một trật tự kinh tế châu Á mới có thể là sự báo động với nhiều người, nhưng không ai nên cảm thấy quá ngạc nhiên, sửng sốt trước bất kì xu hướng nào ở trên. Mặc dù sức bền bỉ, dẻo dai của chủ nghĩa tư bản – hay hệ thống điều hành tập thể - đã giữ chân nó lại với chúng ta, nhưng vinh dự được viết lên luật chơi cùng với quyền sở hữu tư bản trong nhiều thế kỉ qua của chúng ta sẽ bắt đầu chuyển dịch, từ Alexandria tới Rome, từ Florence tới London, và giờ là từ New York tới Trung Quốc và Ấn Độ.

Các doanh nghiệp phương Tây nên tỏ ra sáng suốt để nhận thức được xu hướng dịch chuyển chậm rãi nhưng chắc chắn này, từ đó có phương án điều chỉnh chiến lược toàn cầu dài hạn tương ứng. Doanh nghiệp nào không làm được điều này có thể sẽ không còn chỗ đứng trên sân chơi và trở thành đối tượng cho các vụ sáp nhập.

- Bài viết của Semil Shah trên Harvard Business Publishing. Tác giả là Giám đốc Công ty tư vấn chiến lược Ấn Độ - chuyên đưa ra những lời khuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn toàn cầu về cách thức tiếp cận chiến lược vào thị trường Ấn Độ. Ngoài ra, ông còn là Giám đốc của De Novo Labs, văn phòng chuyên định giá công bằng các khoản đầu tư mạo hiểm liên quan tới Ấn Độ.

Trước khi thành lập hai công ty này, Semil đã từng có 4 năm đảm nhiệm chức vụ giám đốc quản lý dự án và phát triển kinh doanh cho Trung tâm quốc gia về Quyền sở hữu doanh nghiệp tại khu vực vịnh San Francisco. Nhiệm vụ của ông tại trung tâm là tư vấn cho các doanh nghiệp tư nhân, hoàn thiện các bản nghiên cứu cho Ủy ban nghiên cứu Kinh tế quốc gia và là đồng tác giả cuốn sách về các cách thức ứng dụng quyền sở hữu tư nhân phi truyền thống.

Tuyết Lan

Tuần Việt Nam

Các tin tức khác

>   FED dự báo lạc quan về nền kinh tế hàng đầu thế giới (01/08/2009)

>   Mỹ: Tốc độ sụt giảm GDP chậm hơn dự báo (01/08/2009)

>   Đồng USD tiếp tục mất giá trên các thị trường (31/07/2009)

>   WTO điều tra việc Mỹ cấm nhập gia cầm Trung Quốc (31/07/2009)

>   CK Châu Á khép lại tháng giao dịch thành công (31/07/2009)

>   Khoảng cách giá bán lẻ giữa Canađa và Mỹ ngày càng thu hẹp (31/07/2009)

>   Hàng không Anh lỗ nặng trong quý II (31/07/2009)

>   STBC mua Công ty Quản lý Tài sản Nikko của Citigroup (31/07/2009)

>   Nga có thể thâm hụt ngân sách ở mức 7,5% GDP trong năm tới (31/07/2009)

>   KT Hàn Quốc tăng trưởng tích cực trong nửa cuối năm 2009 (31/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật