Thứ Tư, 19/08/2009 11:53

IMF: Phục hồi KT toàn cầu cần sự tái cân bằng giữa Mỹ &Châu Á

(Vietstock) – Nền kinh tế toàn cầu đã bắt đầu hồi phục, nhưng để phục hồi bền vững đòi hỏi Mỹ tái đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu còn Châu Á tăng cường hoạt động nhập khẩu, chuyên gia kinh tế của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định.

Trong một thông báo phát đi hôm Thứ Ba, chuyên gia kinh tế IMF, Olivier Blanchard, cho biết hiệu suất kinh tế tiềm năng có thể thấp hơn so với trước khi khủng hoảng tài chính bùng nổ.

Theo ông, việc chuyển hướng của nền kinh tế là điều không hề đơn giản. Khủng hoảng kinh tế đã để lại những vết thương khá nặng nề và tác động mạnh mẽ đến cung cầu trong các năm tiếp theo.

Tiêu dùng Mỹ, vốn chiếm đến khoảng 70% tỷ trọng của nền kinh tế và là nguồn cầu khổng lồ của toàn cầu chưa thể nhanh chóng lấy lại được sự phục hồi mạnh mẽ như giai đoạn tiền khủng hoảng do các hộ gia đình đối mặt với các khoản thua lỗ hàng nghìn tỷ USD từ sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và nhà đất.

Theo ông, khủng hoảng tài chính vừa qua làm cho người Mỹ ngày càng nhận thức rõ hơn về các rủi ro đang rình rập. Thậm chí ngay cả khi chúng chưa xuất hiện thì vẫn có thể gây nên những hậu quả tàn phá nặng nề.

Điều này có nghĩa là người tiêu dùng Mỹ chưa thể quay trở lại với lối chi tiêu tự do như trước. Do đó, cả Mỹ và các đối tác thương mại của Mỹ cần phải điều chỉnh chiến lược. Ngoài ra, các nền kinh tế Châu Á đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, cần phải đóng vai trò rất quan trọng.

Tuy nhiên, để kích thích nhu cầu nội địa, Trung Quốc cần có một mạng lưới an sinh xã hội mạnh cũng như tăng cường khả năng tiếp cận với hoạt động tín dụng của các hộ gia đình nhằm khuyến khích người tiêu dùng mở rộng hầu bao

“Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và đồng NDT tăng sẽ kích thích hàng hóa xuất khẩu của Mỹ”, Olivier Blanchard phân tích.

Blanchard cho biết, trước mắt, hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ nhận thấy các dấu hiệu tăng trưởng tích cực trong các quý tiếp theo bất chấp tình trạng thất nghiệp vẫn chưa có gì sáng sủa hơn cho đến năm tới.

Theo ông, tại hầu hết các quốc gia, chi phí trong khủng hoảng làm gia tăng chi phí ngân sách và việc nộp thuế cao là điều không thể tránh.

Do đó, chúng ta không thể trở về với đà tăng trưởng cũ do hiệu suất kinh tế đã thấp hơn so với trước khủng hoảng”

Nếu các động thái tái cân bằng xuất khẩu của Mỹ và nhập khẩu của các nước Châu Á thất bại, thì tình trạng trên khó có thể lay chuyển được. Trong trường hợp này, sự phục hồi yếu ớt của Mỹ có thể dẫn đến sức ép chính trị nhằm tăng cường các biện pháp kích thích tài chính cho đến khi nhu cầu cá nhân phục hồi.

Nếu các quan chức chống lại áp lực này, sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ diễn ra rất chậm. Trong trường hợp nhượng bộ nó, thâm hụt ngân sách có thể tiếp tục  gia tăng, từ đó dẫn đến mối hoài nghi về khả năng ổn định các khoản nợ, trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD.

Blanchard cảnh báo, trong kịch bản tồi tệ hơn, đồng USD có thể mất giá, dẫn đến một giai đoạn bất ổn khác và làm chệch hướng hồi phục nền kinh tế nước này.

Bội Mẫn (Theo CNBC, Reuters)

Các tin tức khác

>   Giá dầu mỏ thế giới bất ngờ tăng mạnh (19/08/2009)

>   HP: Lợi nhuận quý 2 giảm 19% (19/08/2009)

>   Số nhà ở xây mới ở Mỹ tăng tháng thứ 5 liên tiếp (19/08/2009)

>   AIG trả lương 7 triệu USD cho CEO mới (18/08/2009)

>   Anh: Lạm phát Tháng 7 bất ngờ đứng yên ở mức 1.8% (18/08/2009)

>   BlueScope Steel lỗ ròng 66 triệu USD (18/08/2009)

>   Reader's Digest xin bảo hộ phá sản (18/08/2009)

>   Gượng dậy sau “bão lửa”, Shanghai Composite tăng hơn 1% (18/08/2009)

>   Dell nhảy vào lĩnh vực điện thoại di động (18/08/2009)

>   Mỹ gia hạn chương trình cho vay lãi suất thấp (18/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật