Chủ Nhật, 23/08/2009 21:51

DN kinh doanh sữa phải hạch toán đúng chi phí và giá bán

Đó là một trong những biện pháp mà Bộ Tài chính vừa kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ nhằm bình ổn giá bán sữa trong nước trước thực trạng giá sữa quá cao, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Kiểm tra chi phí kinh doanh sữa

Kiến nghị của Bộ Tài chính được dựa trên kết quả kiểm tra của ngành Thuế và các Sở Tài chính địa phương, đồng thời qua việc kiểm tra thanh tra giá sữa tại một số DN kinh doanh sữa lớn. Theo kiến nghị của Bộ Tài chính, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm bình ổn giá sữa một cách hợp lý. Trong đó, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan kiểm tra chi phí kinh doanh, các yếu tố hình thành giá của DN. Việc kiểm tra chi phí nhằm loại trừ các khoản chi phí DN thực hiện không đúng quy định, từ đó khiến các DN phải hạch toán đúng chi phí và giá bán sữa. Bộ Tài chính cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng các giải pháp bắt buộc các DN phải giảm giá tương ứng với các khoản chi phí DN hạch toán không đúng quy định.

Biện pháp trên được nêu ra là do hiện chưa có quy định nào để kiểm soát giá bán của các hãng sữa nước ngoài trên thị trường trong nước, trong khi sữa ngoại bán tại Việt Nam cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại bán tại các nước trong khu vực. Mặc dù giá nguyên liệu nhập khẩu sữa bột trên thế giới đã giảm, song các DN vẫn giữ giá cao, thậm chí lại tiếp tục tăng giá lên. Qua khảo sát cho thấy các DN kinh doanh sữa ngoại nhập muốn tăng giá cao và tiêu thụ mạnh nên đã chi “mạnh tay” cho quảng cáo, khuyến mại, hoa hồng… Và những khoản này đã vượt khung tới 10% so với quy định.

DN phải đăng ký giá bán sữa

Cùng với việc kiểm tra chi phí kinh doanh, Bộ Tài chính đề nghị cần tăng cường công tác quản lý giá sữa, theo đó các DN sản xuất nhập khẩu, buôn bán sữa tự định giá, cạnh tranh về giá, song cũng phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước thông qua các biện pháp bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai, niêm yết giá. Thực hiện đăng ký giá bán buôn, bán lẻ trong nước và kê khai giá CIF tại cảng Việt Nam. Việc kê khai giá sữa nhằm ràng buộc các DN không được kê khai cao hơn giá tương ứng của sữa cùng loại tại các nước trong khu vực có điều kiện thương mại tương tự vào cùng thời điểm. Bên cạnh đó cần đăng ký giá một số loại sữa thiết yếu đối với trẻ em.

Theo đề nghị của Bộ Tài chính, nhằm khống chế những biến động bất thường về giá sữa như thời gian qua, Nhà nước sẽ kiểm soát các yếu tố hình thành giá hoặc có thể quy định giá tối đa hoặc khung giá, trên cơ sở đó các DN quy định giá cụ thể, đồng thời DN phải kiểm soát giá sữa của đại lý theo đúng quy định. Đồng thời đề nghị bổ sung các chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Một biện pháp nhằm bình ổn giá sữa đó là cần tổ chức mạng lưới kinh doanh sữa hợp lý, hiệu quả, phát triển sản xuất sữa trong nước nhằm chống tình trạng độc quyền trong nhập khẩu và phân phối sữa, một yếu tố khiến giá sữa cao mà người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận. Cùng với đó, thắt chặt việc kiểm định, kiểm tra chất lượng sữa; kiểm soát việc quảng cáo sữa thái quá…

V.Đức

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Đẩy nhanh tiến độ công trình thủy điện Hương Điền (23/08/2009)

>   AirAsia khai trương đường bay thẳng Jakarta - TPHCM (23/08/2009)

>   Ký hợp đồng trị giá 10,208 tỷ đồng cho dự án cầu Nhật Tân (23/08/2009)

>   USDA: Việt Nam có thể xuất khẩu gạo cao kỷ lục (23/08/2009)

>   Gắn mã số, mã vạch cho thủy sản (23/08/2009)

>   14 hãng hàng không quốc tế sẽ đến Huế (23/08/2009)

>   Thị trường bánh trung thu: Hàng "độc" chưa xuất hiện (23/08/2009)

>   Rộ tin đồn đối tác SK Telecom ngừng rót vốn vào S-Fone (23/08/2009)

>   Năm 2009: Phấn đấu xuất khẩu 117.000 tấn chè (23/08/2009)

>   Hạ thủy “Nhà máy đông lạnh trên biển” lớn nhất Đông Nam Á (23/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật