Thứ Tư, 12/08/2009 10:11

Đầu cơ cổ phiếu nhỏ: Chớ "vơ đũa cả nắm"!

Từ đầu tháng 8 đến nay, trong khi VN-Index và rất nhiều CP lớn khác chịu cảnh lình sình tăng - giảm xen kẽ thì không ít CP "tầm tầm" lại tăng rất mạnh, thậm chí gấp nhiều lần mức tăng bình quân của thị trường. Có vẻ như penny-stocks đã "lên hương" nhưng đó không phải là xu thế phổ biến, mà chỉ tập trung ở một vài CP có sự hỗ trợ thông tin hoặc mang tính thời vụ.

Những "con ngựa ô"

Một thống kê nhỏ từ đầu tháng 8 đến nay, VN-Index chỉ tăng được 5,61% nhưng rất nhiều mã tăng trên 20% chỉ trong vòng 7 phiên. Có thể kể đến một vài cái tên nổi bật như NKD (tăng 28,03%), BHS (tăng 26,21%), TNA (tăng 23,5%), VIS (tăng 23%)... Trong khi đó, những cái tên khá "lừng lẫy" như DPM chỉ tăng 2,74%, FPT tăng 3,9%, SSI tăng 6,8%, STB tăng 1,7%...

Thực tế những CP nhỏ đã có sự khởi động sóng tăng sớm hơn nhiều, từ giữa tháng 7. Sau khi chạm đáy của đợt điều chỉnh kéo dài hơn một tháng, VN-Index đã chính thức tăng trở lại chẵn 16 phiên gần đây, với tỉ lệ 18,7%. Hầu hết các CP niêm yết cũng có mức tăng giá chung nhưng chỉ số ít có được tốc độ bứt phá đáng kinh ngạc trong cuộc đua như VIS tăng 67,1%, SJS tăng 45,6%...

Một số liệu khác cũng có thể giúp nhận thấy sự vận động của các nhóm CP. Chỉ số bình quân của nhóm 30 CP có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HoSE trong 16 phiên vừa qua tăng 21,4%, tức là mạnh hơn VN-Index. Trong khi đó, chỉ số giá của nhóm 120 CP có vốn hóa nhỏ nhất lại chỉ tăng 16%. Chỉ số của nhóm CP nhỏ chỉ tăng mạnh hơn thị trường và mạnh hơn nhóm CP lớn trong khoảng 7 phiên gần đây mà thôi. Cụ thể, VN-Index tăng 5,61%, nhóm 30 CP lớn nhất tăng 6,8% và nhóm 120 CP nhỏ nhất tăng 9,21%.

Sự "lệch pha" giữa chỉ số với những "con ngựa ô" tăng giá ở trên cho thấy sự chọn lọc của thị trường khá rõ ràng. Đa số các CP có tốc độ tăng mạnh và sớm đều có thông tin hỗ trợ. Chẳng hạn với CP ngành thép, xây dựng đang "nóng" hiện tại, tâm lý phổ biến cho rằng nhu cầu xây dựng đang tăng lên và rất có tiềm năng về cuối năm khi được hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách kích cầu. Đó là chưa kể đến một số CP cụ thể của ngành này quý II vừa qua được hỗ trợ bởi thông tin lợi nhuận tăng "khủng".

Dè chừng vốn đầu cơ

Gạn lọc trong số hàng trăm CP niêm yết để tìm được những mã có tiềm năng tăng mạnh hơn thị trường không phải là điều dễ dàng. Với những NĐT có kinh nghiệm hoặc vốn đủ mạnh, họ đã đầu cơ những CP như vậy từ sớm. Số đông còn lại chỉ chú ý khi giá đã tăng được một quãng dài. Việc đầu cơ chậm vẫn có thể đem lại lợi nhuận nhưng rủi ro cũng không nhỏ, vì lúc này NĐT tham gia vào một cuộc chơi mà tiếng lóng trên thị trường gọi là "chuyền bom": Ai cũng mong mình sớm chuyển được trái bom sắp nổ cho người khác!

Tính đầu cơ trên TTCKVN rất cao, nên dù những CP tăng giá sớm được hỗ trợ về mặt thông tin hay phân tích cơ bản vẫn có thể giảm giá trở lại khi dòng vốn "nóng" rút ra để quay vòng sang các CP khác. Chẳng hạn với những CP mang tính mùa vụ, NĐT thường kỳ vọng lợi nhuận của DN đó "trúng mùa" sẽ rất lớn.

Tuy nhiên giá sau khi đã được số đông NĐT hè nhau đẩy lên cao thì những người chậm chân mua đúng đỉnh chỉ còn biết tự an ủi rằng DN sẽ làm ăn tốt mà không biết rằng vốn đầu cơ đã định giá lợi nhuận kỳ vọng của phân tích cơ bản đó vào đợt tăng vừa qua. Đây là kiểu đầu cơ mang tính thời trang, vì số đông cùng suy luận về một hướng chứ không phải dựa trên phân tích cơ bản.

Sự tăng giá của nhóm CP của DN thuộc ngành xuất bản sách giáo khoa mới đây là ví dụ. Những CP này thường tăng giá vào vụ khai giảng với kỳ vọng DN đạt lợi nhuận tốt mà trên một số diễn đàn đang lan truyền về "con sóng CP sách". Tuy nhiên, sẽ rất hiếm NĐT chấp nhận nắm giữ lâu dài với phân tích đó, mà đa số là đầu cơ. Nếu vốn nóng không còn thì giá sẽ trở lại quỹ đạo của nó.

Một điều khá lạ trong đợt phục hồi này của thị trường là nhóm CP nhỏ lại "nóng" trước nhóm blue-chips. Blue-chips có hết thời hơi sớm khi VN-Index còn chưa kịp bùng nổ? Tuy nhiên, rất có thể dòng tiền đầu cơ mới chỉ "chạy" qua những CP nhỏ có thông tin hỗ trợ tốt hoặc có tính thời điểm. Để tạo động lực cho VN-Index, sẽ không thể thiếu vắng sự góp sức của blue-chips.

Hoàng Nguyên

Lao Động

Các tin tức khác

>   Cơ hội đầu tư cuối năm (12/08/2009)

>   Vinamilk khởi động lại kế hoạch niêm yết tại Singapore. (12/08/2009)

>   HSG: Thành viên BKS bán 4,000 cổ phiếu (12/08/2009)

>   MCP: Sắp tăng vốn điều lệ lên gần 82 tỷ đồng (12/08/2009)

>   Phân nhóm cổ phiếu trên sàn theo tiêu chí đầu tư (12/08/2009)

>   SBT: Lợi nhuận quý 2 tăng đột biến là do giá đường (11/08/2009)

>   TDH: Trả cổ tức đợt 1/2009 bằng 15% (11/08/2009)

>   Licogi 16 dự kiến tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng (11/08/2009)

>   TNA: Chuẩn bị phát hành thêm 2.2 triệu cổ phiếu (11/08/2009)

>   Cho nhà đầu tư vay 100% giá trị chứng khoán (11/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật