Thứ Bảy, 08/08/2009 09:30

Cơ hội đầu tư: VCSC khuyến nghị nắm giữ VCB

(Vietstock) – Trong báo cáo phân tích cập nhật của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) về cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), VCSC đã khuyến cáo nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiếu VCB. Nguyên nhân được đưa ra là do VCSC ước kỳ vọng lợi nhuận sau thuế năm 2009 của Vietcombank sẽ đạt hơn 3,500 tỷ đồng và EPS năm 2009 vào khoảng 2,900 đồng/cp.

Cơ hội trong ngành ngân hàng

Vietcombank đóng vai trò đầu tàu trong ngành ngân hàng với vị trí thứ hai tính theo vốn chủ sở hữu, vị trí thứ ba về tổng tại sản và thị phần lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, Vietcombank đang mất dần thị phần qua các năm do mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gia tăng.

Thị phần của VCB trong ngành ngân hàng

Trong nửa đầu 2009, các ngân hàng hưởng lợi từ chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất và từ những hoạt động kinh doanh truyền thống… Nhờ đó, thu nhập lãi thuần của Vietcombank đạt hơn 3,000 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Thu nhập lãi tiếp tục là nguồn thu chính của ngân hàng khi tỷ trọng trên tổng  thu  nhập của  nửa  đầu 2009 chiếm 68% (tỷ lệ  này của năm 2008 là 74%). Trong đó,  thu nhập lãi từ hoạt động cho vay trong 6 tháng vẫn chiếm gần 70% tổng thu nhập lãi, bằng mức của năm 2008. Tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của Vietcombank là 33,000 tỷ đồng, tương đương 28% tổng dư nợ tại thời điểm đó.

Tổng dư nợ cho vay của Vietcombank vào thời điểm cuối Quý 2/2009 là 131,220 tỷ đồng. Trong quý 1, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này chỉ đạt 4.1%, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng đến 6 tháng đã đạt 16.3%, thấp hơn không nhiều so với tăng trưởng bình quân ngành (17%) nhưng khá kém so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB (46%) và STB (40%). Điều này chủ yếu xuất phát từ tăng trưởng nợ ngắn hạn (+22%) với phần lớn là từ nguồn vốn giải ngân cho chương  trình hỗ trợ lãi suất 4%. Cho vay trung và dài hạn cũng tăng 10.2% trong 6 tháng đầu năm.

Huy động vốn là một thế mạnh truyền thống của Vietcombank với số dư tài khoản vãng lai lớn của nhiều tổ chức, tuy nhiên, trong nửa đầu năm đây trở thành yếu điểm của ngân hàng. Vietcombank chiếm 12% thị phần huy động tiền gửi với số dư tiền gửi lớn từ các tổ chức và tập đoàn tài chính, trong đó hầu hết nguồn vốn này có chi phí vốn thấp ở lãi suất không thời hạn. Tuy nhiên, tăng trưởng huy động giảm 6.1% trong Q1 và cuối Q2, tổng huy động đạt 154,800 tỷ, tăng 5% so với quý trước nhưng giảm 1.4% so với đầu năm. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ giảm tiền gửi không kỳ hạn (giảm 15% so với nửa năm) đặt biệt là tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ giảm 44% so với cuối 2008. Mặc dù tốc độ tăng trưởng huy động thấp hơn mong đợi, số dư tiền gửi khách hàng tại Vietcombank vào cuối Q2 vẫn gấp 1.7 lần so với ACB và gấp 2.7 lần so với STB.

Khả năng hoàn nhập dự phòng có thể cảI thiện lợi nhuận của ngân hàng trong những tháng sắp tới. Trong 2008, Vietcombank lập dự phòng 132 tỷ cho chứng khoán kinh doanh và 301 tỷ cho chứng khoán đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của ngân hàng đạt 258 tỷ do bán bớt danh mục chứng khoán nắm giữ và hoàn nhập dự phòng. Vì vậy, rất có thể ngân hàng sẽ đạt lợi nhuận từ chứng khoán kinh doanh và đầu tư cao hơn trong những quý sắp tới nếu thị trường chứng khoán tiếp tục cải thiện.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ thẻ và hoạt động ủy thác sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong  cơ cấu  doanh  thu. Vietcombank đang  dẫn  đầu  trong lĩnh  vực cung cấp dịch vụ thẻ với 24% thị phần thẻ debit nội địa và 29.1% thị phần thẻ tín dụng quốc tế. Nghiệp  vụ thanh  toán  thẻ  của Vietcombank chiếm 59.7%  thị  phần trong  nước với  hơn 3.4 triệu thẻ được phát hành. Thêm vào đó, ngân hàng có thuận lợi trong giao dịch với khối lượng lớn vì khách hàng của VCB chủ yếu là các tập đoàn, tổ chức lớn. Vì vậy, thu nhập từ dịch vụ thẻ và hoạt động ủy thác chiếm khoảng 10% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của VCB.

Với vị trí đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và vàng đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho Vietcombank. Doanh thu từ mảng này đóng góp khoảng 9%  tổng thu nhập từ hoạt động  kinh  doanh trong nửa đầu 2009 nhờ thuận lợi về nắm giữ nguồn ký gửi của nhiều tập đoàn.

Rủi ro nợ xấu và tốc độ tăng trưởng

Vận hành một hệ thống lớn và nặng nề cần thời gian để hoạt động trở nên hiệu quả hơn và cần nhiều nỗ lực để giữ vững vị trí hàng đầu trong ngành. Mặc dù đã chính thức hoạt động dưới hình thức ngân hàng cổ phần từ tháng 6/2008, Vietcombank vẫn vận hành theo một quy trình khá lớn và nặng nề. Vì vậy, ngân hàng đòi hỏi nhiều thời gian và cải thiện trong hệ thống quản lý để có thể đạt hiệu quả trong hoạt động và giữ vị trí hiện có trong ngành ngân hàng trước cạnh tranh ngày càng quyết liệt.

Tỷ lệ nợ xấu cao so với trung bình ngành: tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tính đến ngày 31/12/2008 là 4.6% - cao hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại khác (1% của STB và 0.9% của ACB). Tỷ lệ này giảm xuống còn 3.75% vào cuối Q2 nhưng vẫn cao hơn các ngân hàng khác và cao hơn kế hoạch về tỷ lệ nợ xấu 3.5% cho cả năm. Tỷ lệ nợ xấu cao sẽ làm tăng chi phí cho Vietcombank.

Khả năng huy động vốn từ những nguồn khác để duy trì tốc độ tăng trưởng tài sản:  Trong quý 1/2009,  tổng  tăng  trưởng  tài  sản  của  Vietcombank giảm 2.8%,  chủ  yếu là  do giảm mạnh số dư tiền gửi tại NHNN (-86% so với cuối 2008), giảm tiền gửi từ các tổ chức và Kho bạc Nhà nước (-10%) và giảm tiền gửi khách hàng (-1.4%) trong khi cho hoạt động cho vay tăng mạnh (+16.3%). Sự sụt giảm nguồn tiền gửi của Kho bạc Nhà  nước  tại  ngân  hàng  thương  mại  cho  thấy  động  thái  thu  hẹp  cung  tiền  của NHNN. Vì vậy, nếu Vietcombank không cải thiện khả năng huy động vốn từ các nguồn khác, đặc biệt là từ khách hàng cá nhân và phát hành các giấy tờ có giá trong nửa cuối 2009, ngân hàng khó có thẻ đảm bảo tăng trưởng tài sản trên 10%.

Nên nắm giữ VCB trong danh mục đầu tư?

Vietcombank đề ra kế hoạch tăng trưởng tài sản 11%, tăng trưởng tính dụng 18% và tăng trưởng huy động 15% cho  2009. Kế hoạch lợi  nhuận trước thuế 2009 là 3,320 tỷ, bằng  với  lợi  nhuận  đạt  được  trong  2008. 

Dựa  trên  những  kết  quả  hoạt  động  khả quan trong nửa đầu 2009 với LNTT 2,930 tỷ, VCSC đã dự kiến LNTT năm của Vietcombank sẽ đạt 4,700 tỷ (tương đương 3,500 tỷ LNST) dựa trên những giả định: Tăng trưởng tính dụng đạt 21%, tăng trưởng huy động 8%, và tăng trưởng tài sản 8.9%; Tăng trưởng thu nhập lãi 2009 giảm 3% trong khi thu nhập từ dịch vụ tăng 7%, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ và vàng giảm 25% so với năm trước; Tỷ lệ nợ xấu 2009 giảm xuống còn 3.8% từ 4.6% của 2008; Chi phí hoạt động sẽ chiếm 35% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Với  LNST  kỳ  vọng  2009  là  3,500  tỷ,  EPS  dự  phóng của cổ phiếu VCB đạt  2,900  đồng/cổ  phiếu  . Tại mức giá 56,600 đồng/cp, P/E forward 2009 là 19.5x và P/B là 4x. Đây là các chỉ số khá cao và tỏ ra “đắt đỏ” so với bình quân của thị trường và của ngành. Tuy nhiên, với vị trí dẫn đầu trong ngành ngân hàng, VCSC nhận định VCB sẽ đạt tăng trưởng EPS từ 10-15% trong 2-3 năm tới và khuyến nghị giữ cổ phiếu VCB trong danh mục đầu tư.

So sánh giữa các Ngân hàng

(*) Vốn hóa TT được tính trên số cp được niêm yết hiện tại

Vietcombank là  ngân  hàng  nhà  nước đầu  tiên  tiến hành IPO  vào tháng 12/2007 với tổng khối lượng đấu giá là 97.5 triệu cổ phiếu (bằng 9.28% tổng vốn điều lệ) với giá đấu giá bình quân 107,860 đồng/cổ phiếu. Ngân hàng chính thức hoạt động dưới hình thức ngân hàng cổ phần từ tháng 6/2008 với  vốn điều lệ 12,100 tỷ đồng. Đây là  ngân  hàng  thương  mại  lớn  thứ  ba sau Agribank và BIDV và hơn VietinBank với tổng tài sản 221,950 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008.

Tường Châu tổng hợp (Theo VCSC)

Các tin tức khác

>   EID: Công bố bản báo cáo bạch niêm yết (07/08/2009)

>   IFS: Thông tin về việc di dời nhà máy (07/08/2009)

>   Chấp thuận nguyên tắc niêm yết CP của Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (07/08/2009)

>   Chấp thuận nguyên tắc niêm yết CP của CTCP Giao nhận Vận tải Ngoại Thương (07/08/2009)

>   MCP: Báo cáo tài chính chi tiết quý II năm 2009 (07/08/2009)

>   LGC: Báo cáo tài chính chi tiết quý II năm 2009 (07/08/2009)

>   LAF: Báo cáo tài chính chi tiết đã soát xét 6 tháng đầu năm 2009 (07/08/2009)

>   L10: Báo cáo tài chính chi tiết đã soát xét 6 tháng đầu năm 2009 (07/08/2009)

>   SJ1 chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức 12% (08/08/2009)

>   KSH: Báo cáo tài chính chi tiết đã soát xét 6 tháng đầu năm 2009 (07/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật