Thứ Năm, 09/07/2009 10:50

Xây dựng chính sách đổi mới toàn diện lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng

Trong phiên họp thường kỳ tháng 6 năm 2009, Chính phủ thảo luận về 2 dự án Luật quan trọng liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng là Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) và Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Đây là hai dự án Luật bao quát phần lớn các chính sách, pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, đang được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này rất quan tâm đến chính sách mới được sửa đổi.

Sau hơn 10 năm ban hành, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng đã góp phần xây dựng khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, trước tình hình phát triển kinh tế với tốc độ khá nhanh, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đối phó với tình hình khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, đến thời điểm hiện nay, hai Luật này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, hoàn thiện như về: trách nhiệm và thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành các công cụ thực thi chính sách tiền tệ; trách nhiệm công khai chính sách, thông tin; tính đặc thù của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cũng như về: quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ngân hàng; nhu cầu đa dạng hoá, tính năng động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng…

Nhằm đổi mới toàn diện trong lĩnh vực chính sách tiền tệ, ngân hàng, Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) sẽ được sửa đổi theo hướng tổ chức lại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với cơ cấu và tính chất hoạt động như một Ngân hàng Trung ương hiện đại, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng sức mua của đồng tiền Việt Nam, phục vụ tốt phát triển kinh tế của đất nước.

Bên cạnh đó, Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng được nghiên cứu sửa đổi theo hướng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước; nâng cao chất lượng tín dụng, khả năng sinh lời, xử lý nhanh nợ đọng; giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn; tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại đạt chuẩn quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận với các sản phẩm và tiện ích ngân hàng; thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận theo nguyên tắc thị trường. Luật cũng hướng tới bỏ quyết định hành chính đối với lãi suất ngoại tệ; thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta; hình thành môi trường pháp luật về tiền tệ, tín dụng minh bạch và công khai. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi và phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng; nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật và ngăn chặn việc hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng…

Trong Phiên họp Chính phủ, nhiều vấn đề cụ thể của 2 dự án Luật được đưa ra thảo luận như: hoạt động thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước mua cổ phần của các tổ chức tín dụng; mở tài khoản của Kho bạc Nhà nước; mua bán ngoại tệ giữa Dự trữ ngoại hối Nhà nước với Ngân sách Nhà nước; quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi; góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp; thành lập các quỹ của Ngân hàng Nhà nước trong dự án Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi); các vấn đề về phạm vi điều chỉnh; ngân hàng chính sách; lãi suất trong hoạt động ngân hàng; chuyển đổi hoạt động của các chương trình, dự án tài chính vi mô của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tín dụng; giới hạn cấp tín dụng trong dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Sau khi được Chính phủ thông qua, 2 dự án Luật này sẽ được trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội XII sẽ diễn ra vào tháng 11/2009./.

Phạm Thúy Hạnh - Chuyên viên Vụ Pháp luật, VPCP

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Giá vàng thấp nhất trong vòng 7 tuần (09/07/2009)

>   Vàng đang trong hướng xuống nhưng tương lai vẫn sáng sủa (09/07/2009)

>   Vẫn khó mua USD (09/07/2009)

>   Tiếp tục hỗ trợ lãi suất (09/07/2009)

>   Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trong danh mục (09/07/2009)

>   Cạnh tranh cho vay mua nhà (09/07/2009)

>   Ra mắt ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (08/07/2009)

>   Ngân hàng và nỗi lo nợ xấu (08/07/2009)

>   Thành lập Tổ Công tác liên ngành về cán cân thanh toán quốc tế (08/07/2009)

>   Cục Hải quan Hải Phòng: Thu ngân sách giảm mạnh (08/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật