Thứ Tư, 15/07/2009 08:24

Vietinbank - góc nhìn trước giờ G

Tiếp theo Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG) sẽ tiến hành niêm yết 121.2 triệu cổ phiếu (chiếm 10.77% vốn điều lệ) vào ngày 16/7 tới.  Mức giá niêm yết cho ngày giao dịch đầu tiên bằng với VCB nhưng liệu kịch bản có xảy ra giống VCB không?

Những vượt trội của đầu tàu

So với VCB, việc niêm yết của CTG gặp nhiều bất lợi hơn do TTCK VN đang ở trong xu hướng giảm điểm. Mặc dù tăng trần 20% trong ngày chào sàn nhưng tính đến phiên giao dịch ngày 14/7, giá cổ phiếu VCB đã quay về dưới vạch xuất phát. Nếu như thị trường không chấp nhận trả cao hơn mức giá 50,000 đối với VCB, liệu CTG có giữ được mức giá này khi chào sàn?

Thứ nhất, xét trên góc độ tài chính, CTG xem ra cũng không có gì hấp dẫn hơn so với VCB. ROE của hai cổ phiếu này đều xấp xi ở mức 15%-18% trong vòng 3 năm vừa qua. Về mặt định giá, với mức giá chào sàn 50,000 đồng/cổ phiếu, chỉ số P/B2009 của CTG ở mức 4.3 lần so với mức 3.9 của VCB. Tuy nhiên, nếu xét về góc độ lợi nhuận thì P/E2009 theo kế hoạch của CTG có vẻ như đắt hơn - với mức 30 lần. Tỷ suất cổ tức của CTG chỉ ở mức 2%, thấp hơn so với 2.51% của VCB.

Ở đây, cần phải nói thêm rằng, nợ xấu cũng không phải là vấn đề quá lo ngại đối với nhà đầu tư. Phần lớn các nhà đầu tư trên TTCK VN đều mang tính ngắn hạn, mức độ gắn bó với doanh nghiệp không lâu. Do vậy, họ có thể bỏ qua những rủi ro tiềm ẩn từ nợ xấu và chỉ chú ý đến những nhân tố ngắn hạn như cổ tức và lợi nhuận năm tới. Vì vậy, khó có thể nói tỷ lệ nợ xấu của CTG (1.02%) là một lợi thế so với VCB (4.04%) khi chào sàn. Và đặc biệt còn nhiều ngân hàng khác niêm yết có nợ xấu còn thấp hơn nhưng mấy ai quan tâm.

Chính vì vậy, chiến lược mua và nắm giữ vài ba năm sẽ khó xảy ra ở mức giá chào sàn. Những nhà đầu tư dạng này nếu quyết định đầu tư thì đã tham gia lúc IPO. Điều này nói lên rằng lực mua để nắm giữ khi CTG chào sàn là rất thấp.

Thứ hai, mặc dù VCB và CTG gần như có cùng vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần hóa gần như nhau nhưng VCB lại có mức thặng dư vốn cao hơn rất nhiều do trước đây được bán với giá cao. Bà Nguyễn Thị Hoa, thành viên HĐQT VCB cho biết, thặng dư IPO của VCB được khoảng gần 1,000 tỷ đồng theo đúng quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP. Trong khi đó, dự kiến thặng dư vốn từ đợt IPO trong nước mà CTG được giữ lại theo qui định là 100 tỷ. Điều này cho thấy mức P/B của CTG cao hơn VCB ở mức giá chào sàn.

Thứ ba, không giống như trường hợp thua lỗ của nhà đầu tư đối với cổ phiếu VCB, giá đấu thầu bình quân của CTG chỉ vào khoảng 20,000 đồng/cổ phiếu. Do đó, nếu chào sàn ở mức giá 50,000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư thu được một mức sinh lợi hết sức hấp dẫn chỉ trong một thời gian ngắn. Thậm chí, ngay cả khi CTG giảm sàn đi chăng nữa nhà đầu tư vẫn có một mức tỷ suất sinh lợi lên đến 100% chỉ trong vòng gần 7 tháng đầu tư.

Không nên xem nhẹ vai trò của Vietinbank

Theo thông tin từ HoSE, trong số 134 triệu cổ phiếu niêm yết của CTG trên HoSE, chỉ có 74,087,200 cổ phiếu là được tự do chuyển nhượng, chiếm 55.22% số lượng niêm yết. Mặt khác, với mức giá tham chiếu 50,000 tỷ đồng, giá trị vốn hóa của CTG vào khoảng 6,700 tỷ đồng. Do đó, tỷ trọng vốn hóa thị trường của CTG là không lớn so với nhiều cổ phiếu đang niêm yết hiện nay như ACB, BVH, PVF hay STB. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa CTG hoàn toàn không tác động gì đến thị trường.

Thứ nhất, do VN-Index được tính trên tổng khối lượng niêm yết chứ không phải phần được tự do chuyển nhượng nên tác động của CTG đối với thị trường phải được tính theo 134 triệu cổ phiếu chứ không phải 74 triệu cổ phiếu.

Thứ hai, vai trò dẫn dắt thị trường ngoài yếu tố tỷ trọng vốn hóa thị trường còn phụ thuộc vào tính thanh khoản hay sự hấp dẫn của cổ phiếu. Nếu như CTG điều chỉnh sâu ngay trong phiên chào sàn, cổ phiếu sàn sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Hơn nữa, cổ phiếu thuộc nhóm ngành tài chính luôn trong thời gian gần đây được xem là như hàng “hot” trên thị trường. Các cổ phiếu như ACB, STB, SSI, SHB luôn có khối lượng giao dịch lớn, do đó giao dịch của các nhóm cổ phiếu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin và thanh khoản của thị trường.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu so sánh của Vietinbank

 

VCB

ACB

STB

Vietinbank

 

2009F

2010F

2008

2009F

2008

2009F

2009F

2010F

LNST (tỷ đồng)

2,538

3,780

 

2,025

 

1,200

1,944

2,832

EPS (VND)

2,031

3,124

 

2,965

 

 2,439

1,654

1,910

Giá  ( 14/07/2009)

47,800

47,800

 

45,100

 

31,500

50,000

  50,000

P/E

23.554

15.30

 

15.21

 

    12.92

30.23

26.18

Cổ tức tiền mặt (VND)

1,200

1,200

 

2,300

 

         -  

1,000(*)

1,200

Book value (VND)

12,228

14,152

12,230

12,895

15,196

17,635

11,618

12,328

P/B

 3.9

3.4

 

3.5

 

1.8

4.3

4.1

D/P (Tỷ suất cổ tức )

2.51%

2.51%

 

5.1%

 

0.00%

2.00%

2.40%

Ghi chú: (*); Kế hoạch cổ tức năm nay của Vietinbank là 10% nhưng sau khi niêm yết mức cổ tức chỉ còn 431 đồng/cổ phiếu cho những ai muốn nắm giữ CTG.

Lê Đạt Chí, Trương Minh Huy – ĐH Kinh tế Tp.HCM

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Chọn cổ phiếu nào? (15/07/2009)

>   Ngành dầu khí: Triển vọng tích cực (14/07/2009)

>   Kết quả giao dịch cổ phiếu RCL, CDC, PVA, PSC (14/07/2009)

>   Ngày 24/07, VTV chốt danh sách trả cổ tức đợt 1 năm 2009 (14/07/2009)

>   Kết quả giao dịch cổ phiếu AGC và TBX (14/07/2009)

>   Kết quả giao dịch CP của cổ đông lớn LCG, VTA, REE, VHG (14/07/2009)

>   VFMVF1: Kết quả giao dịch chứng chỉ quỹ của cổ đông lớn (14/07/2009)

>   VSP: Ngày giao dịch chính thức cổ phiếu niêm yết bổ sung (14/07/2009)

>   CTCK Kim Long thay đổi địa điểm trụ sở chi nhánh Tp. HCM (14/07/2009)

>   CTCK Ngân hàng Công Thương Việt Nam thay đổi tên chi nhánh (14/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật