Thứ Ba, 07/07/2009 11:10

Tin ở quý III

Sau giai đoạn tăng nóng, TTCK điều chỉnh là lẽ tất yếu và diễn biến này không gây tâm lý quá thất vọng ở NĐT. Còn bản thân DN, hơn ai hết chính họ hiểu được cục diện thị trường đã xoay chuyển, nền tảng cơ bản đã khá hơn. Ở thời điểm thiếu thông tin hỗ trợ, kết quả kinh doanh quý II được công bố sớm cũng như động thái tích cực tại một số DN sẽ là liều thuốc tốt cho thị trường.

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HNX: KBC) cho biết, đầu năm 2010, nhà máy nhiệt điện tại Bắc Giang do KBC và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) liên doanh thực hiện, sẽ khởi công, năm 2013 nhà máy sẽ phát điện và có doanh thu. Ngay khi nhà máy khởi công, 200 héc-ta đất tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) được liên doanh thuê, số tiền này sẽ được hạch toán vào doanh thu của KBC. Có sự tham gia của TKV trong liên doanh, nguyên liệu đầu vào của nhà máy được đảm bảo cung cấp ổn định, chi phí sản xuất ở mức cạnh tranh so với các nhà máy nhiệt điện như Phả Lại, Ninh Bình… Quan trọng hơn, đầu ra và yếu tố quyết định lợi nhuận của các nhà máy điện, KBC có thể chủ động. Bên cạnh việc bán một phần điện năng cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), KBC sẽ dành phần chủ yếu bán cho nhà ĐTNN  thuộc các ngành công nghệ cao đang thuê đất tại chuỗi khu công nghiệp do Công ty làm chủ đầu tư. Trước đây, để thu hút tập đoàn nước ngoài chuyên về công nghệ cao đến đầu tư, KBC phải hỗ trợ họ trong việc đàm phán với EVN để ký được hợp đồng cung cấp điện ổn định, song việc này rất khó khăn và hiện nay, ngay cả Foxconn cũng chưa ký được thỏa thuận đảm bảo với EVN. Với giá bán điện đến tay nhà sản xuất ở mức 7 - 8 cent/kWh (bằng mức giá của EVN), chi phí đầu vào tương đương, lợi nhuận liên doanh thu được có thể gấp 4 - 5 lần các nhà máy nhiệt điện khác (do họ phải bán qua EVN). Tính khả thi của dự án trên khiến không ít nhà ĐTNN đã đặt vấn đề với KBC được tham gia góp vốn 20%, tuy nhiên để đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng với nhà ĐTNN trong Khu công nghiệp sau này thuận lợi, KBC chủ trương duy trì tỷ lệ góp vốn trong liên doanh 55%. Sau này, Công ty có thể tính tới việc bán bớt cổ phần để thu hồi một phần vốn.

Tin ở tín hiệu lạc quan của nền kinh tế, trong khi TTCK còn trồi sụt bất định, KBC đã có kế hoạch xin phép UBCK mua khoảng 6 triệu cổ phiếu quỹ. Với giá bán cho nhà ĐTNN mức 11 chấm như trước đây, khoản thặng dư DN này đang có ước khoảng 1.000 tỷ đồng. Tính chung, sau nhiều lần chia tách, hiện giá trị sổ sách của KBC ước 50.000 đồng/CP, với thị giá cổ phiếu trên thị trường như hiện tại, Công ty quyết định mua lại cổ phiếu quỹ, đợi khi thị trường thuận lợi sẽ lại phát hành ra. “Năm 2008, chúng tôi không mạnh tay mua cổ phiếu quỹ bởi khi đó các tín hiệu kinh tế chưa rõ ràng, chưa thể chắc chắn về thời điểm xấu nhất của kinh tế, dòng tiền của Công ty do vậy cần được bảo vệ”, ông Tâm nói.

Nửa cuối tháng 6, trong làn sóng thông tin bán ra của các tổ chức trong ngoài nước, cổ đông nội bộ, vẫn có nhà ĐTNN bền bỉ mua vào, khối lượng khá lớn. Một lực đỡ hỗ trợ cổ phiếu VCS đến từ nhà ĐTNN, chỉ trong vòng 10 ngày, Red River đã gom mua cổ phiếu VCS và trở thành cổ đông lớn của DN này với tỷ lệ trên 6%. Trước khi đổ vốn vào VCS, Red River thông qua đại diện của mình tại Việt Nam đã liên hệ với Công ty tìm hiểu thông tin liên quan đến lộ trình, kế hoạch kinh doanh năm tới, tình hình hoạt động của các công ty con, công ty liên kết, đội ngũ nhân sự... Cuối năm 2008, tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN tại VCS mới là 9%, từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay tỷ lệ trên tăng mạnh, hiện ở mức 22%. Giá cổ phiếu lên xuống do thị trường, với Ban lãnh đạo Công ty, mối quan tâm lớn hiện nay là tập trung ổn định sản xuất, mở rộng thị trường bởi chắc chắn 6 tháng cuối năm, kinh tế sẽ diễn biến tốt hơn.

Nhóm DN chịu tác động nặng nề từ khủng khoảng kinh tế như thuỷ sản cũng cho biết, 6 tháng đầu năm là quãng thời gian khó khăn khi thị trường bị thu hẹp, lượng hàng tồn kho cao. Những DN lớn như Nam Việt, Agifish đều không đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đề ra, song họ đều tuyên bố, mùa thủy sản cao điểm vào những tháng cuối năm, vì thế vẫn có khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2009. Ông Ngô Phước Hậu, Chủ tịch HĐQT Agifish cho hay, nhờ được hưởng thuế suất xuất khẩu vào Mỹ thấp 0,52% (trước đây là 15 - 17%), trong 2 quý cuối năm DN sẽ tăng lượng hàng xuất sang Mỹ, đồng thời mở rộng hơn nữa thị trường Trung Đông (tuy mới thâm nhập nhưng rất tiềm năng). Tăng sản lượng để hạ giá thành được DN coi là giải pháp cơ bản để tăng tính cạnh tranh trong tình hình hiện nay. Định mức khoán cho từng xí nghiệp được Tổng giám đốc xem xét và điều chỉnh kịp thời để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty thực hiện chủ trương đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. Hàng giá trị gia tăng như fillet tẩm bột chiên, fillet tẩm gia vị đã có nhiều đơn hàng từ châu Âu, Australia và các nước Nam Mỹ. Hệ thống kho lạnh 12.000 tấn ngay bên cạnh cảng Mỹ Thới, An Giang của Công ty Delta AGF đưa vào hoạt động quý I/2009 giúp cho Agifish nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ sử dụng các dịch vụ thuê kho lạnh tại chỗ, kết hợp xuất hàng qua cảng Mỹ Thới để giảm phí bán hàng.

Theo chu kỳ, chứng khoán giảm giá, song lần giảm giá này được nhận định sẽ không kéo dài. Nhìn vào yếu tố phân tích cơ bản của các DN niêm yết, NĐT có thể tin giai đoạn xấu nhất đã qua. Lựa chọn cổ phiếu tốt dựa trên nội lực, sức khỏe DN, thị trường sẽ chẳng phụ lòng tin của NĐT.

Anh Việt 

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   HSG: Lợi nhuận sau thuế tháng 6/2009 ước đạt 50 tỷ đồng (07/07/2009)

>   NKD: BCTC chi tiết kiểm toán năm 2008 (24/04/2009)

>   NKD: Giải trình biến động KQKD Quý 1/2009 (03/06/2009)

>   NHC: Báo cáo tài chính chi tiết hợp nhất kiểm toán năm 2008 (14/04/2009)

>   NHC: Báo cáo tài chính chi tiết quý 1/2009 (18/05/2009)

>   NHC: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (03/06/2009)

>   NHC: Hủy niêm yết cổ phiếu (02/06/2009)

>   NHC: Báo cáo thường niên 2008 (28/04/2009)

>   Đáy rộng (07/07/2009)

>   NBB: Báo cáo tài chính chi tiết quý 1/2009 (05/05/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật