Thứ Hai, 13/07/2009 11:29

Tiềm năng hợp tác kinh tế GCC-ASEAN

Thế giới đã và đang không ngừng thay đổi cùng những nhân tố thực tế và mối quan hệ mới giữa các khối trong khu vực, nhằm đóng vai trò năng động hơn trong việc giải quyết những thách thức quan trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết để Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) xem xét lại những ưu tiên và chính sách chuyển đổi cấu trúc kinh tế, nhằm nâng tầm vị thế toàn cầu của khối.

Đối với 10 thành viên ASEAN, mối quan hệ chính trị, văn hóa và thương mại với GCC (một tổ chức 6 nước Vùng Vịnh gồm Baranh, Arập Xêút, Cata, Ôman, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và Côoét) tạo ra những cơ hội rất mạnh mẽ. Hợp tác GCC-ASEAN cần được tập trung, ưu tiên thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thương mại và đầu tư, chống chủ nghĩa khủng bố, khuyến khích trao đổi văn hóa và truyền thông, bảo vệ môi trường và duy trì phát triển bền vững.

GCC-ASEAN đã triển khai rất nhiều chương trình nghị sự để tham vấn, song những vấn đề thường chỉ đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng các thảo luận giữa hai khối như an ninh lương thực-năng lượng và phát triển bền vững, chứ chưa đề cập tới vị trí hợp tác tiềm năng trong các diễn đàn quốc tế. Do đó, GCC-ASEAN cần xây dựng mối quan hệ vững chắc trong dài hạn. Ngoài ra, hai khối là trung tâm tăng trưởng kinh tế toàn cầu mới và cùng có tiềm năng trở thành những nhà lãnh đạo trong quá trình tái thiết tăng trưởng kinh tế thế giới, vì lợi ích của tất cả các quốc gia. GCC hiện đã hình thành một thị trường kinh tế chung trị giá khoảng 1.000 tỷ USD, và "bình minh" của thị trường này chỉ mới bắt đầu. Tới năm 2020, theo tính toán của Cơ quan Tình báo Kinh tế, thị trường chung Vùng Vịnh sẽ có quy mô tăng gấp đôi. Vì vậy, có hàng tá lý do quan trọng để xây dựng mối quan hệ hợp tác ASEAN-GCC.

GCC đã cam kết mở cửa các thị trường, trao đổi thương mại và đầu tư mậu biên, đồng thời khẳng định không theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng, GCC cần đặc biệt linh hoạt trong hoạt động cho vay, nhằm tránh tình trạng cho vay quá mức và xử lý cẩn trọng các công cụ tài chính phức tạp. Cùng với những cam kết của ASEAN, mục tiêu tăng cường mối quan hệ GCC-ASEAN là rất tham vọng, song căn cứ trên những thành tích đã ghi nhận, hai bên hoàn toàn có thể đạt được kết quả này trong một thời gian ngắn.

Đây là nền tảng đáng khuyến khích cho một Hiệp ước chung giữa hai khối, mặc dù chưa phải là chính thức. Chắc chắn rằng hiệu quả trong đối thoại giữa ASEAN và GCC sẽ hình thành con đường hướng tới một mối quan hệ thực tiễn và mật thiết giữa hai khu vực và người dân các nước. Hai nhóm đang tìm kiếm các hoạt động năng động và những biện pháp để biến nguyện vọng chung đó thành lợi ích rõ ràng cho cả đôi bên.

Với những ai am hiểu lịch sử chung hai khu vực thì không có gì đáng ngạc nhiên về mối quan hệ châu Á giữa GCC và ASEAN. Hàng nghìn năm qua, hai khu vực đã tiến hành trao đổi thương mại và văn hóa cùng nhau. Giờ đây, mối quan hệ song phương đó không chỉ tồn tại trên cấp chính phủ. Các doanh nghiệp hai khối cũng phát triển những quan hệ lợi ích và củng cố bằng tình bạn hữu lâu dài. Ngoài ra, quan hệ GCC-ASEAN hướng tới sự hợp tác chính trị, văn hóa và kinh tế, trong đó có các hiệp định tự do thương mại, sẽ khuyến khích người dân tìm tòi các biện pháp mới để tăng cường hợp tác vì lợi ích chung hai phía.

Trên cả phương diện công và tư, các mối quan hệ này được hy vọng tăng cường trên các lĩnh vực từ tài chính-ngân hàng, thương mại, đến công nghệ, giáo dục và văn hóa. Mỗi quốc gia GCC đều đã có những liên kết riêng trong châu Á. Đơn cử như Baranh - nước đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm trực tiếp và quý báu từ việc thúc đẩy liên kết với các đối tác thương mại khác ở châu lục.

Là một trung tâm ngân hàng tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, sự hợp tác chung trong GCC còn được tập trung vào dịch vụ ngân hàng và tài chính. Ví dụ, Baranh đã trao đổi ý tưởng một cách thuận lợi với các thể chế tài chính ASEAN dựa trên các trung tâm tài chính Hồi Giáo, liên kết trở thành một trong những thể thức tài chính dân tộc tăng trưởng năng động nhất trên thế giới. Vì vậy, việc khởi xướng và thúc đẩy Hội nghị cấp Bộ trưởng GCC-ASEAN có vai trò thiết yếu để khai thác triệt để tiềm năng chính trị, văn hóa và xã hội song phương.

Việt Khoa (Theo AsiaNews)

TTXVN

Các tin tức khác

>   Singapore: Doanh nghiệp lớn tạo nhiều việc làm (12/07/2009)

>   Kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng trở lại (12/07/2009)

>   Một dấu mốc mới của TTCK Malaixia (12/07/2009)

>   Malaixia đầu tư lớn vào các nhà máy nhiệt điện tại Campuchia (12/07/2009)

>   Thái Lan vực dậy ngành du lịch (12/07/2009)

>   Thái Lan: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng (10/07/2009)

>   WB: Kinh tế Philíppin sẽ suy giảm trong năm 2009 (10/07/2009)

>   Campuchia: 10 cty sẵn sàng niêm yết trên TTCK sắp khai trương (10/07/2009)

>   Lào: Tiếp tục mở rộng diện tích trồng ngô xuất khẩu (10/07/2009)

>   Inđônêxia: Đầu tư trực tiếp tăng 27,2% trong 6 tháng đầu 2009 (09/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật