Thứ Tư, 01/07/2009 10:52

Ngân hàng nội vẫn yếu thế

Đánh giá tiềm lực các NH hiện nay, các chuyên gia cho rằng, hậu khủng hoảng vấn đề không phải là lúc chúng ta tính toán vấn đề được - mất.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải tiến như thế nào để hậu khủng hoảng, các NH nội bắt kịp NH ngoại. Trong đó, có gợi ý cho rằng, việc liên kết để tạo ra các NH lớn mạnh là rất cần thiết trong bối cảnh các NH nội đang kém thế về mọi mặt so với các NH ngoại tại VN.

Ngân hàng nội yếu thế

Ông Nguyễn Đức Hưởng - TGĐ LiênViệt Bank, khi nhận định về điểm yếu của NH nội - đã so sánh, trong lúc nền kinh tế của VN khó khăn nhất thời gian vừa qua và các NH buộc phải "đẩy" khách hàng ra ngoài vì không đủ thanh khoản. Chính lúc ấy, các NH nước ngoài đã nắm lấy cơ hội, thu hút tập hợp các khách hàng lớn về phía NH họ.

Nguyên nhân của sự "đau xót" này là do các NH trong nước hiện đang thiếu nguồn tài trợ USD với lãi suất thấp cho các dự án lớn. Trong khi đó, các NH nước ngoài với lợi thế là có tiềm lực về nguồn vốn lớn và sẵn sàng tài trợ cho các dự án mà NH trong nước "đành đứng nhìn". Hoạt động tín dụng của các NH nước ngoài không chỉ giới hạn ở VN, mà còn nối dài ra ở các nước khác (cho vay kép) đã tạo cho những NH ngoại này có  lợi thế hơn rất nhiều so với các NH trong nước.

Theo thống kê của ông Hưởng, hiện đang có 4 yếu tố cạnh tranh với NH nước ngoài mà các NH VN bị đuối sức. Đó là quy mô tổng tài sản, mức hiện đại hóa công nghệ NH, nguồn nhân lực và khả năng quản trị theo chuẩn mực quốc tế. "Cả bốn tiêu chí cạnh tranh mang tính sống còn cho các NH thì hiện nay chúng ta đang ở vào thế không cân sức" - ông Hưởng nói. Trong khi đó, số lượng NH ở VN đang rất nhiều, nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ.

Ngân hàng ngoại bị "tuýt còi"

Trong khi đó, các NH ngoại cũng đang "than khổ" khi họ bị hạn chế tín dụng theo Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng đang được lấy ý kiến góp ý. Theo mục 1, Điều 128 của dự thảo luật này, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của chi nhánh NH nước ngoài tại VN đối với một khách hàng đã bị giới hạn xuống mức "không được vượt quá 15% vốn tự có của chi nhánh NH nước ngoài" này tại VN.

So với quy định trước đây là 15% vốn tự có của NH mẹ. Các chi nhánh NH nước ngoài cho rằng, sẽ bị đặt vào thế phải lựa chọn: Hoặc phải giảm tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng hoặc phải tăng thêm vốn tự có của chi nhánh để duy trì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng như hiện tại (chưa nói tới chuyện muốn tăng thêm dư nợ tín dụng).

Trong trường hợp không thể tăng thêm vốn tự có, chi nhánh NH nước ngoài sẽ phải cắt giảm tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng. Do đó, có thể gây khó khăn cho các chi nhánh NH này trong việc cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng mở một mức nhất định.

"Bởi trong bối cảnh bất ổn về tài chính toàn cầu như hiện nay, các tổ chức tín dụng đều phải hết sức thận trọng. Việc tăng vốn tự có của chi nhánh là một quyết định lớn. Trên thực tế có thể coi là không thể thực hiện được", ông Akihiro Saito - TGĐ chi nhánh NH Mizuho Corporate Bank tại Hà Nội phát biểu khi góp ý cho dự thảo tại VCCI ngày 29.6.

Ông Akihiro Saito còn cho rằng, nếu điều luật này được thông qua, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế VN trong việc thu hút vốn FDI cũng như hoạt động kinh doanh của các DN khi cần lượng vốn lớn mà NH trong nước không đáp ứng được.

Cấu trúc hệ thống ngân hàng nội

Theo ông này, hiện các NH nội phải quan tâm tới một số nguy cơ mới có thể tác động tới hệ thống NH VN: Thứ nhất, lạm phát đang rình rập mà nguyên nhân chính là cầu kéo, chi phí đẩy và tâm lý đẩy - yếu tố này đẩy luôn cả chi phí và cầu kéo. Việc tăng lãi suất huy động thời gian gần đây cũng là một biểu hiện của tâm lý này.

Thứ hai, rủi ro mới và cũng là nguyên nhân cũ về khủng hoảng 2 năm trước đang tiềm ẩn nguy cơ như CK, BĐS. Bong bóng CK đang lên và theo sau là BĐS khi NĐT chốt lời CK sẽ bỏ tiền vào BĐS. Các NĐT hiện nay đã nắm rõ thị trường, nên bong bóng CK không kéo dài như trước nên sẽ xẹp rất nhanh và hậu quả rất lớn.

Đây chính là một rủi ro trong tương lai gần của các NHVN. "Cần phải thận trọng với việc giải ngân cho vay CK, BĐS ngay từ bây giờ", vị TGĐ này cảnh báo. Hiện con số nợ xấu của các NH vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Theo TS Lê Xuân Nghĩa (NHNN), con số báo cáo hiện đang là 3%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 2,5%, nhưng vẫn là con số thấp so với khủng hoảng tài chính Châu Á 14%. TS Nghĩa  cũng cho rằng, nguy cơ đáng kể nhất trong trung và dài hạn là lạm phát. Tuy nhiên, NHNN cũng đã có những kịch bản đề phòng.

Vấn đề đặt ra với hệ thống NH VN hiện nay, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, đó là tái cơ cấu ngành NH, siết chặt cấp phép. Việc tái cấu trúc hệ thống NH tuy đã khởi động từ 2001, các NH đã được cải thiện.

"Quan trọng nhất là phải đưa công nghệ mới vào, buộc NH phải thay đổi phương thức quản lý, đào tạo nhân lực, tăng cường quản trị rủi ro mới có thể khá lên" - ông Nghĩa đánh giá. Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng mới mở ra cho các NH hướng đi mới là có thể thành lập Cty con chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực.

Lưu Thủy

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Vàng giảm giá nhẹ trong phiên đầu tháng 7 (01/07/2009)

>   Trao giải đặc biệt 1 kg vàng thần tài Sacombank cho khách hàng (01/07/2009)

>   Khi lãi suất cơ bản được giữ nguyên (01/07/2009)

>   Ngân hàng Việt Nam lời to trong khủng hoảng (01/07/2009)

>   TiênPhongBank bắt tay với FPTS (01/07/2009)

>   “Quản trị rủi ro là quan trọng nhất” (01/07/2009)

>   Fitch hạ triển vọng tín dụng của Việt Nam (01/07/2009)

>   NHNN chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ (01/07/2009)

>   Kinh doanh vàng thời khủng hoảng KT: Cần tâm lý vững vàng (01/07/2009)

>   Huy động vốn lại gia tăng (01/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật