Thứ Bảy, 18/07/2009 11:41

Cổ phiếu vận tải biển vẫn mất giá

Vinashin (VSP) bị lỗ lớn, giá trị tài sản trên sổ sách đã bị bốc hơi hơn 250 tỉ đồng. Nhiều công ty vận tải biển khác cũng bị lỗ.

Đến ngày 15-7, đã có trên 30 doanh nghiệp (DN) trong tổng số 368 DN niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán công bố nhanh con số lợi nhuận 6 tháng đầu năm, trong đó duy nhất chỉ có Công ty CP Đầu tư và Vận tải Dầu khí Vinashin (VSP) bị lỗ lớn, làm cho những cổ đông nắm giữ cổ phiếu này tiếp tục rơi vào tình trạng bi quan.

Lỗ liên tục ba quý

Theo báo cáo tại đại hội cổ đông mới đây của VSP, từ đầu năm đến nay, ngành vận tải biển tiếp tục khó khăn, do lượng hàng xuất nhập khẩu lưu chuyển trên thế giới vẫn đình trệ, giá cước giảm 80%, làm cho các DN kinh doanh lĩnh vực này gặp nhiều thử thách. Riêng VSP, trong 6 tháng đầu năm  có những lúc tàu không hoạt động nên không có doanh thu; đội tàu đã già nên phải đưa vào sửa chữa, tăng chi phí, làm cho DN tiếp tục bị lỗ thêm 82 tỉ đồng trong quý II, nâng số lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm lên đến... 192 tỉ đồng. Như vậy, kể từ cuối năm ngoái đến nay, VSP đã bị lỗ liên tiếp ba quý liền, giá trị tài sản trên sổ sách bị bốc hơi... 251 tỉ đồng.

Hiện nhiều DN khác trong ngành vận tải biển kinh doanh cũng rất èo uột. Đến nay, Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST) chưa công bố kết quả kinh doanh quý II nhưng trong quý I đã bị... lỗ 63,4 tỉ đồng. Còn Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Vitaco (VTO) có tài sản gần 3.400 tỉ đồng nhưng quý I cũng chỉ... lãi 2,9 tỉ đồng (quý II chưa có thông tin). Riêng Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VNA) cũng chưa công bố số liệu tài chính quý II nhưng trong quý I chỉ... lãi 1,5 tỉ đồng, giảm 96% so với cùng kỳ năm trước.

Tài sản bị âm thêm

Nửa đầu năm ngoái, do khủng hoảng nên giá thép trên thế giới lên mức cao nhất từ trước tới nay, do đó giá tàu biển cũng nằm ở mức cao kỷ lục. Tại thời điểm đó, VSP chi một số tiền cực lớn để mua 3 chiếc tàu vận tải biển, sản xuất từ các năm 1984-1985, để đưa vào hoạt động kinh doanh. Số tiền mua những chiếc tàu già này hiện vẫn là bí ẩn.

Do đó, nhiều nhà đầu tư trên sàn tự đặt câu hỏi: Tại sao lãnh đạo VSP đổ tiền mua một lúc 3 chiếc tàu lớn tại thời điểm giá ở đỉnh cao? Theo một số doanh nhân trong ngành cho biết so với đỉnh điểm cuối năm ngoái, hiện tại giá tàu biển đã giảm 40% - 50%. Nếu những chiếc tàu VSP đã mua năm ngoái giá thị trường cũng giảm tương ứng thì có nghĩa là khối tài sản này đã làm cho VSP bị âm vô hình thêm bấy nhiêu phần trăm.

Liệu có hy vọng?

Ông Trần Bình, một nhà đầu tư trước đây đã từng nắm trên 50.000 cổ phiếu VSP, cho biết đến nay lãnh đạo VSP chưa công khai số tiền mua 3 chiếc tàu này nên cổ đông vẫn mù tịt thông tin. Họ chỉ biết điều này sơ qua trong báo cáo giữa năm 2008, cho thấy DN này  đã sử dụng nguồn vốn thặng dư từ đợt phát hành cổ phiếu trước đó (được hơn 1.000 tỉ đồng) để mua những chiếc tàu này.

Không hiểu đó là tổng số vốn mua 3 tàu hay chỉ là một phần. Bởi từ trước tới nay, nhiều DN vận tải biển thường dùng chính con tàu mua đem thế chấp vay tiền ngân hàng để có tiền bổ sung mua con tàu đó.  Nhưng dù lấy tiền từ nguồn vốn nào đi nữa thì việc VSP mua 3 tàu lớn ở lúc giá đỉnh cao, dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả, vẫn làm cho cổ đông lo lắng, bi quan.

Để hy vọng bù được số tiền bị lỗ và có lãi trong năm 2009, nhiều DN vận tải biển đang tìm nhiều giải pháp thúc đẩy kinh doanh. Đối với VSP, ban lãnh đạo đang tìm hướng đi qua việc đẩy mạnh hoạt động vận chuyển gạo xuất sang châu Phi, xuất cát sang Singapore, chuyển nhượng dự án bất động sản... Những động thái đó liệu có đem lại hy vọng giúp VSP thu được tiền lãi để bù số tiền bị lỗ và có thêm lợi nhuận theo chỉ tiêu kế hoạch năm nay?

Trần Phú Minh

Người lao động

Các tin tức khác

>   STL: Giao dịch CP của người có liên quan đến cổ đông nội bộ (17/07/2009)

>   HCM_0607: Ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi trái phiếu (17/07/2009)

>   HCM_0507: Ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi trái phiếu (17/07/2009)

>   HCMA0906: Ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi trái phiếu (17/07/2009)

>   HCM_0407: Ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi trái phiếu (17/07/2009)

>   HCM_0204: Ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi, vốn gốc và huỷ niêm yết TP (17/07/2009)

>   HCMA0806: Ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi trái phiếu (17/07/2009)

>   CII: Kết quả giao dịch cổ phiếu cổ đông lớn (17/07/2009)

>    VFMVF4: Giao dịch của thành viên Ban Đại diện (17/07/2009)

>   RAL: Giao dịch của cổ đông nội bộ (17/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật