Thứ Tư, 08/07/2009 09:31

Chứng khoán chờ tin

Mỗi khi tăng kịch trần hàng loạt, cung lớn lại xuất hiện làm nguội những cái đầu nóng, nhưng trong những phiên giảm, cầu lại nâng đỡ khi áp lực bán rẻ không lớn.

Sau khi xác lập được đáy ngắn hạn ngày 3.7, VN-Index đã có một phiên tăng mạnh vào đầu tuần, nhưng lại hạ nhiệt trở lại trong phiên ngày 7.7.

Những con số tích cực

Phải vài tuần nữa, thị trường mới có thể đón nhận các báo cáo kết quả kinh doanh quý II chính thức có ý kiến soát xét kiểm toán. Tuy nhiên, với những DN làm ăn khá, những ước tính lợi nhuận đã được hé lộ từ sớm.

Theo thống kê sơ bộ, nếu tính cả những phát ngôn của đại diện DN, khoảng 20 Cty niêm yết đã thông báo các con số lợi nhuận dự kiến. Nhìn chung, đa số DN công bố sớm đều có kết quả kinh doanh khả quan, có tiềm năng đạt hoặc vượt kế hoạch, thậm chí nhiều DN đã gần đạt mục tiêu cả năm.

Mới nhất là báo cáo của PVF với mức lợi nhuận trước thuế sau khi đã trích lập dự phòng tín dụng và đầu tư là 451 tỉ đồng, đạt 112.82% kế hoạch năm. Kế hoạch ban đầu của PVF khá thấp do tình hình thị trường đầu năm 2009 rất ảm đạm. Tuy nhiên, PVF đang hướng tới con số 1.000 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế cho năm nay.

PVS 6 tháng lợi nhuận trước thuế đạt trên 52% kế hoạch năm. PVI doanh thu 6 tháng đạt 1.800 tỉ đồng, bằng 60% kế hoạch năm, trong đó lãi sau thuế là 120 tỉ đồng. HAP cũng đạt trên 20 tỉ lợi nhuận, hoàn thành 60% kế hoạch. PAC cũng dự kiến lợi nhuận 75 tỉ đồng, bằng 79% kế hoạch...

Mặc dù khá nhiều thông tin tích cực được tung ra sớm, nhưng đợt báo cáo quý II vẫn cần một thông tin quan trọng là ý kiến của kiểm toán. Mặt khác, do tình hình bi đát trước thời điểm đại hội cổ đông nên đa số DN đều chọn một kế hoạch an toàn với mục tiêu thấp. Do đó, thị trường có lẽ cần chờ đợi khả năng điều chỉnh kế hoạch và tiềm năng vượt kế hoạch hơn là chỉ nhìn vào con số cũ.

Thị trường đủng đỉnh

Cầu mua không nóng vội trong khi cung cũng không có lý do gì để bán tháo giá rẻ là tình trạng chung của cả hai sàn CK kéo dài trong suốt những ngày qua. Diễn biến giao dịch cũng cho thấy có sự phân hóa về giá giữa các CP.

Xu hướng tích lũy những CP của DN làm ăn tốt quý II được biểu hiện ở mức giảm giá. Thông thường trong xu hướng chung là giảm, hiếm có CP đi ngược lại thị trường. Tuy nhiên, những CP tốt luôn xuất hiện lượng cầu thường trực chặn mua ở giá thấp để đón lõng những đợt bán tháo. Do đó, những mã này trong xu hướng giảm thường giảm ít hơn VN-Index.

Ở phía ngược lại, NĐT nắm giữ CP không xuất hiện tình trạng hoảng loạn bán tháo cắt lỗ bằng mọi giá để thoát ra khỏi thị trường. Mặc dù khối lượng kẹt lại ở các mức giá cao là khá nhiều, nhưng diễn biến chung không cho thấy một khả năng đổ vỡ - chẳng hạn VN-Index không xuyên thủng mức hỗ trợ 420 điểm. Do đó NĐT không chịu sức ép quá lớn, nhất là khi một số lớn cũng đã có lợi nhuận đáng kể trong sóng tăng trước đó. Mặt khác, NĐT cũng đang kỳ vọng vào một đợt phục hồi mới đi kèm kết quả báo cáo kinh doanh quý II, nhất là khi thị trường đã điều chỉnh tương đối mạnh.

Ẩn số Vietinbank

Ngày 6.7, HoSE đã chấp thuận về nguyên tắc niêm yết đối với Vietinbank. Thời điểm 16.7 (theo thông tin từ Vietinbank) sẽ là mốc quan trọng với thị trường, đánh dấu việc lên sàn của NH này. VCB đã gây thất vọng cho thị trường khi không những không tạo động lực tăng mà còn là "cái neo" cùng với BVH kéo lùi VN-Index.

Giả sử nhóm 30 CP có quy mô vốn hóa lớn nhất sàn HoSE thành một Index nhỏ thì mức giảm của chỉ số này ngày 7.7 là 1,3%. VN-Index giảm 1,46%. Nếu loại bỏ VCB và BVH ra khỏi rổ tính chỉ số thì 28 CP còn lại chỉ có mức giảm bình quân 0,98%. BVH ngày 7.7 giảm 5% và VCB giảm 3,4%. Có thể thấy ngoài VCB và BVH, đa số các blue-chips còn lại đều có mức giảm nhẹ và mức giảm tương đối mạnh của VN-Index phiên này chịu ảnh hưởng lớn của hai "đại gia".

Vietinbank mặc dù niêm yết không lớn, nhưng cũng thuộc nhóm những CP có vốn hóa lớn nhất thị trường. Hiện tại giá niêm yết của Vietinbank vẫn chưa rõ ràng, nhưng mức "đầu 5" đang được hiểu là chắc chắn. Như vậy, Vietinbank có mức vốn hóa còn lớn hơn cả VCB.

Nếu thực sự niêm yết với giá khởi điểm này, gần như tất cả các NĐT nắm giữ Vietinbank đều có một mức lợi nhuận quá "khủng". Như vậy, áp lực bán ra chốt lời chắc chắn sẽ rất lớn, khác hẳn với trường hợp VCB chỉ một số NĐT thu gom được trên thị trường OTC ở giá tốt là có lời. VN-Index trong trường hợp này chắc chắn bị tác động tiêu cực. Ngược lại, nếu Vietinbank niêm yết với giá "vừa phải", thị trường sẽ rất khó đoán vì để thoát hàng ở Vietinbank, cần khuyến khích sức cầu đủ lớn.

Hoàng Nguyên

Lao Động

Các tin tức khác

>   SCD: Báo cáo thường niên năm 2008 (09/04/2009)

>   TRA phát hành CP thưởng (08/07/2009)

>   SBT: Báo cáo thường niên 2008 (08/04/2009)

>   SAF: Báo cáo thường niên 2007 (12/05/2009)

>   RIC: Báo cáo tài chính chi tiết kiểm toán năm 2008 (10/04/2009)

>   RIC: Báo cáo tài chính chi tiết quý 1/2009 (27/04/2009)

>   RHC: Báo cáo tài chính chi tiết kiểm toán năm 2008 (03/04/2009)

>   RHC: Báo cáo tài chính chi tiết quý 1/2009 (28/04/2009)

>   RAL: Báo cáo tài chính chi tiết quý 1/2009 (28/04/2009)

>   PVT: Báo cáo tài chính chi tiết hợp nhất kiểm toán năm 2008 (04/04/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật