Thứ Sáu, 26/06/2009 06:47

Sao mãi tồn tại tình trạng hai tỉ giá?

Một số doanh nhân kinh doanh hàng nhập khẩu cho biết làm gì mua được USD với giá do ngân hàng (NH) niêm yết, phải mua từ thị trường tự do hoặc thông qua môi giới của NH với giá cao hơn 500-700 đồng/USD. Một món hàng nhập khẩu 1.000 USD, nếu theo tỉ giá của NH là 17,78 triệu đồng, nhưng thực tế doanh nghiệp (DN) phải chi ra 18,4 triệu đồng mới có USD để mua món hàng đó.

Đã có sự liên thông giữa thị trường USD của NH với thị trường tự do khi một số DN, chủ yếu là DN nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ, vì không được NH bán USD đã phải mua USD chợ đen nộp vào NH để thanh toán hàng nhập khẩu. Sự liên thông này đã len lỏi sâu hơn vào hoạt động mua bán ngoại tệ giữa NH với DN. Một số DN có USD nhưng chỉ bán cho DN cần mua theo tỉ giá của thị trường tự do, phần chênh lệch được hợp thức hóa dưới nhiều hình thức. “Công nghệ” hợp thức hóa việc bán USD giá cao ngày càng tinh vi hơn. Nhưng dù dưới hình thức nào đều vi phạm pháp luật về ngoại hối. Thế nhưng cả NH và DN đang chấp nhận sự tồn tại và cùng sử dụng các công nghệ làm biến dạng thị trường ngoại hối này.

Tỉ giá VND/USD do NH Nhà nước kiểm soát thông qua biên độ và tỉ giá bình quân liên NH. Theo pháp lệnh ngoại hối, DN và người dân phải mua bán USD thông qua NH, theo tỉ giá do NH niêm yết. Thế nhưng pháp luật về ngoại hối đang bị vi phạm khi DN phải mua USD bên ngoài NH để thanh toán. Khi DN khó mua USD thì những đồn đoán về mở rộng biên độ tỉ giá vẫn có đất sống. Hệ quả là một số DN có USD chỉ bán nếu được trả giá cao hơn. Từ đó tạo ra vòng luẩn quẩn găm giữ dẫn đến khó mua, càng củng cố niềm tin tỉ giá còn tăng, lại găm giữ...

Vì vậy dù thông tin kinh tế vĩ mô rất khả quan, lãnh đạo NH Nhà nước cũng đã khẳng định không thiếu USD, không phá giá VND... nhưng thị trường ngoại tệ vẫn méo mó. Bất kỳ thông tin nào liên quan đến nhập siêu cũng đều được bình luận theo hướng tỉ giá phải lên. Dù rằng số nhập siêu này trên thực tế được bù đắp bằng nguồn ngoại tệ khác, trong đó có kiều hối và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

PGS. TS Trần Hoàng Ngân, thành viên hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia, cho rằng việc DN có ngoại tệ găm giữ để bán giá cao cũng là hình thức đầu cơ. Nhưng chưa có DN hay NH bị “thổi còi” vì bán USD giá cao, trong khi lời ta thán của DN về ngoại tệ ngày càng kéo dài và hoạt động đầu cơ vẫn có đất sống.

Các giải pháp kinh tế để chấn chỉnh thị trường ngoại tệ đã được đưa ra như giảm lãi suất gửi và vay USD. NH Nhà nước đang kiểm tra, rà soát việc chấp hành chính sách về ngoại hối. Các DN đang dõi theo đợt kiểm tra này với câu hỏi liệu có thay đổi sau khi kiểm tra, hay đâu vẫn vào đấy.

T.Tuyền

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Chưa kê khai giảm trừ gia cảnh sẽ bị khấu trừ thuế (26/06/2009)

>   Thu NSNN 2010: Thu thuế và phí đạt trên 20% GDP (25/06/2009)

>   Kinh phí thực hiện Đề án 30 được chuyển nguồn sang năm tiếp theo (25/06/2009)

>   NHNN hướng dẫn hạch toán hỗ trợ lãi suất (25/06/2009)

>   NHNN cho phép một số NHTM mở thêm chi nhánh (25/06/2009)

>   Lãi suất huy động tăng: Do ngân hàng thiếu vốn? (25/06/2009)

>   Bảo hiểm nhân thọ “nhòm” sang thị trường nông thôn (25/06/2009)

>   Mua bán vàng không sinh lời (25/06/2009)

>   Citi Group: lãi suất trái phiếu có thể trên 10%/năm (25/06/2009)

>   Kết quả đấu thầu TP do Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành (24/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật