Thứ Ba, 30/06/2009 17:35

ADB: Còn nhiều trở ngại cho sự phục hồi kinh tế châu Á

Ông Jong-Wha Lee, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nhận định rằng các nền kinh tế châu Á đã có dấu hiệu thoát đáy nhưng khả năng phục hồi hoàn toàn còn phải phụ thuộc nhiều vào "thể trạng" của các nền kinh tế công nghiệp hóa. Ông Lee đánh giá 2009 là năm tồi tệ nhất với châu Á trong 1 thập kỷ qua.

Ông Lee cho biết ADB sẽ giữ nguyên dự báo được công bố hồi tháng 3/09, theo đó sức tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á đang phát triển ước ở mức 3,4% năm 2009 và 6% năm 2010. Khu vực tài chính ổn định trước tiên và sau đó nền kinh tế được cải thiện, với sản lượng công nghiệp tăng tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Philíppin. Chỉ số quản lý sức mua -vốn phản ánh các hoạt động kinh tế -đã tăng hơn 50% tại Trung Quốc và Xingapo.

Kinh tế châu Á xuất hiện những dấu hiệu tích cực là nhờ các gói kích thích tài chính được triển khai nhanh trên quy mô lớn, chính sách phát triển tiền tệ, nhu cầu nội địa cũng như khu vực được củng cố, và sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc. Trong quý I/09, GDP của Trung Quốc tăng 6,1%, khiến chính phủ này thêm tin tưởng vào khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay. Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng thế giới (WB) đã nâng dự báo về tốc độ tăng tưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2009 lên 7,2%, trong khi con số được đưa ra trước đó là 6,5%. WB nhận định, nhờ Trung Quốc và Ấn Độ, nhóm các nước đang phát triển có thể "thoát hiểm' và tránh được tình trạng suy thoái trong năm nay.

Ông Lee nhận định rằng những đánh giá của ADB về các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á có vẻ lạc quan hơn WB. Theo ông, quá trình phục hồi của châu Á phụ thuộc vào 2 động cơ, một là Trung Quốc và hai là các nước công nghiệp hóa. Động cơ thứ hai này đóng một vai trò quan trọng hơn, trong khi tình hình tại châu Âu và Nhật Bản khá đáng ngại. Trong tháng 5/09, hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản giảm 40,9% so với hồi tháng 5/08, tồi tệ hơn nhiều so với dự báo và khiến những hy vọng về khả năng kinh tế sớm phục hồi tan thành mây khói.

Hiện các nước đã phát triển, đặc biệt là Mỹ, vẫn là thị trường xuất khẩu khổng lồ đối với các nền kinh tế châu Á đang phát triển. Theo một nghiên cứu của ADB, hơn 40% các sản phẩm dệt may và quần áo của khu vực châu Á được đổ vào thị trường Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Ngoài ra, xu hướng tăng giá của hàng hóa cũng là một nhân tố đe doạ sự phục hồi của châu Á, khi hầu hết các nước đang phát triển trong khu vực phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm và dầu mỏ. Theo ADB, các chính phủ châu Á cũng cần cảnh giác với những bất ổn về chính trị và xã hội.

Hương Giang (Theo AFP)

TTXVN

Các tin tức khác

>   Shanghai Airlines đồng ý sáp nhập với China Eastern (30/06/2009)

>   Kinh tế Eurozone có những dấu hiệu sớm hồi phục (30/06/2009)

>   Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 8% trong năm nay (30/06/2009)

>   Trung Quốc sẽ kháng án việc Mỹ điều tra chống bán phá giá (30/06/2009)

>   TQ xây dựng đường ống dẫn dầu, khí đốt từ vịnh Bengal tới Vân Nam (30/06/2009)

>   Trùm lừa đảo lĩnh án tù 150 năm (30/06/2009)

>   Mỹ đổi hướng tiếp cận về an ninh lương thực (30/06/2009)

>   USD sẽ tăng giá hơn 4% vào cuối năm 2009? (30/06/2009)

>   EU hối thúc Ucraina cải tổ lĩnh vực khí đốt (30/06/2009)

>   ITC kêu gọi bổ sung thuế đối với săm lốp Trung Quốc (30/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật