Thứ Năm, 23/04/2009 16:03

ETFs có thể giúp kích cầu VN-Index

Năm 2008 là một năm bất ổn và khó quên đối với nền tài chính thế giới, đi cùng với nó là sự suy thoái rõ nét và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Ngày 2/1/2008, VN-Index đạt 921 điểm, chưa cao bằng mức lịch sử (1.170,67 điểm vào đầu năm 2007) nhưng rất gần với vận may đầy triển vọng mà các NĐT đang theo đuổi. Đến ngày 13/3/2009, VN-Index đóng cửa với mức gần 252 điểm, bằng 1/4 so với khởi đầu năm 2008. Hầu hết NĐT cá nhân bị tổn thất nặng nề và một lượng lớn trong số họ do đó đã tránh xa khỏi thị trường vốn cổ phần.

Trên sàn chứng khoán tập trung của Việt Nam hiện có hơn 300 cổ phiếu được niêm yết và thật khó khăn cho NĐT cá nhân có thể lựa chọn những cổ phiếu tốt. Sự phức tạp đó khiến nhiều NĐT nhỏ, lẻ nản lòng. Vì vậy, quỹ tương hỗ đầu tư chứng khoán (ETFs) cần được ra đời ở Việt Nam để giúp NĐT cá nhân hiểu được về hoạt động riêng của mỗi công ty, cũng như mua được những cổ phiếu có khả năng phát triển lâu dài cùng với quỹ chỉ số của Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là, bạn có tin rằng, 5 năm tới VN-Index sẽ quay trở lại được mức 1.000 điểm không? Nếu câu trả lời là có, bạn hãy đầu tư vào ETFs, đây sẽ là khoản đầu tư trung và dài hạn tốt nhất trong thời kỳ biến động này.

ETFs là gì?

ETFs có được những đặc điểm tốt nhất của cổ phiếu, các quỹ tương hỗ và những sự ủy thác đầu tư theo đơn vị, là một công cụ giao dịch để thay đổi cách mà chúng ta đang đầu tư. Nhìn chung, ETFs là một cỗ máy đầu tư trao đổi trên TTCK, giống như các cổ phiếu. ETFs nắm giữ các tài sản như cổ phiếu hoặc trái phiếu và giao dịch với cùng xấp xỉ một mức giá như giá trị tài sản ròng (NAV) với mức giá trị cơ sở qua mỗi phiên giao dịch trong ngày. Hầu hết ETFs đều theo sát một chỉ số, ví dụ như chỉ số trung bình công nghiệp Down Jones hoặc chỉ số S&P 100. Quan trọng hơn cả là hoạt động và/hoặc đầu tư của ETFs không phải là để (vượt lên trên) chỉ số, kiểm soát chỉ số hoặc thị trường, mà là trùng và lặp lại tuyệt đối biểu hiện (hoạt động) của các chỉ số cơ sở.

Kể từ ETFs đầu tiên, Toronto Index Participation Shares (TIPS), bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán Tokyo vào năm 1990, theo sát chỉ số TSE 35 và sau đó là các chứng khoán TSE 100; cho đến tháng 5/2008, đã có 680 ETFs tại Mỹ, với trị giá 610 tỷ USD.

Tại sao ETFs lại hấp dẫn như vậy?

- Sự tiện lợi: ETFs có thể giao dịch được thông qua các nhà môi giới vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt thời gian giao dịch và được thanh toán cùng một phương thức như các chứng khoán thông thường;

- Tính đa dạng: ETFs đầu tư vào một tập hợp chứng khoán, tiếp cận đa dạng đối với các thị trường hoặc các khu vực (ngành) được lựa chọn;

- Tính chỉ số: theo sát sự phát triển trong tương lai đối với chỉ số của một nước hoặc một vùng;

- Tính thanh khoản: ETFs được giao dịch liên tục trên sàn trong nhiều giờ. Hầu hết ETFs có người tạo thị trường, những người này hoạt động như những đối tác đối với người mua và người bán trong các thủ tục giao dịch và giúp tăng tính thanh khoản;

- Đầu tư với mức thấp nhất: ETFs được giao dịch với khối lượng lớn, thường đảm bảo ở các mức giá chấp nhận được với mức đầu tư thấp nhất và đưa ra phạm vi rất rộng cho các chứng khoán;

- Chi phí giao dịch thấp: phí giao dịch đối với ETFs cùng mức với các cổ phiếu khác;

- Tính minh bạch: chỉ số cơ sở và các cổ phiếu đơn vị của ETFs đều rất rõ ràng và các giá thị trường công bố được phổ biến trong nhiều giờ giao dịch.

Những ai đang tham gia?

Có ba thành phần tham gia. Trước hết là người thành lập và những NĐT. Về cơ bản, người thành lập là nhà phát hành và người quản lý quỹ. Trong thị trường sơ cấp, nhà phát hành tạo ra danh sách mua lại cuối ngày (EOD) cho những NĐT (PDs), thông thường sẽ là những CTCK được ủy quyền. PDs trước hết là những người tạo thị trường và hoạt động giống như việc tạo ra/mua lại các ETFs dựa trên danh sách tạo ra/mua lại của những nhà thành lập ở trên (danh sách sẽ được tạo ra bất cứ khi nào các PDs cần).

Thứ hai là những người được ủy thác. Để phân biệt trách nhiệm của nhà thành lập và người bảo quản, bên đối tác của người được ủy thác được chỉ định để trông nom tiền gửi và các cổ phiếu trên giấy của người bảo quản và tiền mặt của ETFs. Công ty quản lý tiền gửi tạo điều kiện cho việc giao dịch và duy trì hoạt động an toàn khi những giao dịch kiểu như vậy xảy ra. Các ngân hàng giám hộ giữ các cổ phiếu trên giấy cũng như phát hành/mua lại các chứng chỉ ETFs và ở một mức độ nhất định thì nó cũng giống như quỹ đầu tư dạng mở.

Các NĐT (các cá nhân, tổ chức tài chính) là thành phần tham dự thứ ba. Có hai thị trường mở ra cho việc giao dịch các ETFs là thị trường sơ cấp và thứ cấp. Tại thị trường thứ cấp, PDs hỗ trợ các tổ chức đầu tư phát hành cùng loại các cổ phiếu mới/mua lại, mang lại một khối lượng đầu tư lớn trong tập hợp cổ phiếu mới/mua lại. Ví dụ, nếu một tổ chức đầu tư muốn đầu tư vào các cổ phiếu để hưởng lợi từ sự phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam, họ có thể chọn để đầu tư vào các ETFs của Việt Nam và tạo ra một khối lượng chắc chắn các khối ETFs, thay vì đi mua các cổ phiếu trực tiếp từ sàn giao dịch. Các NĐT lẻ thường mua/bán các ETFs thông qua thị trường thứ cấp giống như mua/bán cổ phiếu.

Những loại ETFs nào nên được phát hành?

Vốn cổ phần và các trái phiếu dạng ETFs được cho là những ETFs thích hợp nhất hiện nay ở Việt Nam. Bất kể là vốn cổ phần hoặc trái phiếu ETFs, chúng ta cần chọn ra một chỉ số chuyên nghiệp đáng tin cậy để phụ trách về chỉ số cơ sở. Có rất nhiều chỉ số nổi tiếng và có tính quốc tế linh hoạt trong khu vực, như FTSE, MSCI và Down Jones (chỉ số Down Jones Việt Nam). Tuy nhiên, có hai chỉ số khu vực đáng chú ý đó là chuỗi CBV của các chuỗi chỉ số Việt Nam và SSI30.

Tại sao Việt Nam lại cần đến các ETFs?

Những CTCK mà tôi đã gặp gần đây cho biết, thúc đẩy ETFs tại Việt Nam là quá sớm bởi việc ràng buộc tính thanh khoản của thị trường hiện tại. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là sẽ cần có thời gian để nhận được sự cho phép ủy quyền để tạo ra được một khung pháp lý cho bất kỳ một công cụ mới nào. Do đó, hiện tại là thời điểm thích hợp để kêu gọi tất cả cổ đông tham gia và thảo luận về những điều hơn lẽ thiệt và tạo ra được bước đột phá tốt nhất cho các CTCK để đạt được sự chấp thuận cuối cùng.

Theo quan điểm của tôi, ETFs có thể:

- Giảm mức độ nắm giữ cổ phần các doanh nghiệp nhà nước (SOE) của Chính phủ, như kinh nghiệm của Trung Quốc;

- Giảm được một lượng lớn cổ phiếu do Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng cổ phần tư nhân nắm giữ giống như Nhật Bản;

- Tăng cường và tạo điều kiện cho tính thanh khoản/giao dịch trên các sàn để mang lại lợi ích cho các tổ chức đầu tư cũng như các NĐT nhỏ lẻ giống như Hồng Kông;

- Tạo ra các công cụ đầu tư minh bạch cho các NĐT cá nhân bản địa;

- Cung cấp những công cụ đa dạng cho các tổ chức đầu tư để đảm bảo việc phân phối tài sản và chiến lược chính, phụ;

- Đầu tư vào sự phát triển dài hạn của Việt Nam và đó là một công cụ đầu tư mới, ưu việt đối với các NĐT mới, NĐT nước ngoài;

- Tạo ra được các công cụ đầu tư hoàn chỉnh thay cho việc đầu cơ trực tiếp bằng cách bán ra các cổ phiếu, tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các NĐT;

- Tạo điều kiện cho các trái phiếu chính phủ giao dịch thông qua các NĐT cá nhân để chống lại khủng hoảng và bảo vệ các nguyên tắc;

- Đa dạng hóa và đón đầu rủi ro do việc nắm giữ nhiều vàng thông qua việc tạo ra các ETFs vàng.

Không bao giờ là quá sớm để thảo luận về những sản phẩm có tính đột phá để chuẩn bị cho một khung pháp lý và thu hút cũng như đào tạo được những NĐT có thể tham gia để mở ra một bước đi mới cho TTCK Việt Nam.

David Ying, Systex Corporation

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   PTC: Báo cáo tài chính chi tiết kiểm toán năm 2008 (16/04/2009)

>   PGC: Báo cáo tài chính chi tiết hợp nhất kiểm toán năm 2008 (16/04/2009)

>   KMR: Báo cáo tài chính chi tiết kiểm toán năm 2008 (16/04/2009)

>   VQSC: Được tiếp tục thực hiện giao dịch trực tuyến (23/04/2009)

>   VCC: Báo cáo thường niên năm 2008 (23/04/2009)

>   TTC: Thay đổi thời gian tổ chức họp ĐHCĐ thường niên năm 2009 (23/04/2009)

>   TTP: Ngày ĐKCC trả cổ tức đợt 3 năm 2008 (23/04/2009)

>   ALT: Giải tỏa hạn chế chuyển nhượng CP của cổ đông chủ chốt (23/04/2009)

>   HSI: Báo cáo thường niên 2008 (23/04/2009)

>   REE: Niêm yết bổ sung cổ phiếu (23/04/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật