Thứ Ba, 07/04/2009 10:03

Báo động chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán

Theo www.stox.vn, tính đến hết ngày 27/3, có 88 DN niêm yết đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) năm 2008 kiểm toán, trong đó 69 DN (chiếm 75%) có sự chênh lệch về lợi nhuận sau thuế (LNST) giữa BCTC kiểm toán và BCTC sơ bộ công bố trước đó.

Lý do chính vẫn là dự phòng!

Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch nêu trên chủ yếu là việc trích lập các khoản dự phòng đầu tư tài chính chưa đầy đủ. STB có chênh lệch 114 tỷ đồng (-12%), theo giải trình của STB, là do sự khác biệt về phương pháp trích lập dự phòng giảm giá đối với các loại cổ phiếu chưa niêm yết của Ngân hàng so với phương pháp mà công ty kiểm toán đưa ra. ABT chênh lệch 84%, nguyên nhân được DN giải trình là do trích lập thêm dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 21,1 tỷ đồng. KHA chênh lệch 7,6 tỷ đồng (-19,83%), cũng do trích thêm dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 6,3 tỷ đồng. PIT chênh lệch hơn 2 tỷ đồng (-14,11%), do tăng trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn 3,5 tỷ đồng…

Chính sách chưa rõ ràng hay DN "linh hoạt"?

Sự chênh lệch LNST giữa BCTC kiểm toán và chưa kiểm toán có thể được giải thích bởi 2 lý do:

- Một là, BCTC sơ bộ năm 2008 hoặc BCTC quý IV/2008 và BCTC được lập để phục vụ kiểm toán có sự khác biệt do áp lực về thời gian và quy trình kiểm duyệt hoặc các bút toán tất toán, kết chuyển cuối năm chưa được rà soát hết.

- Hai là, kiểm toán viên có những bút toán điều chỉnh trên BCTC của DN do sự khác biệt trong việc áp dụng chế độ kế toán.

Dù cho lý do nào đi chăng nữa thì con số 75% BCTC của DN có sự chênh lệch về LNST cho thấy một thực tế là: các DN chưa tuân thủ các quy định có liên quan về công tác BCTC và minh bạch thông tin cho nhà đầu tư; và/hoặc các quy định hiện hành liên quan đến công tác dự phòng các khoản đầu tư tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng chưa được rõ ràng, dẫn đến sự áp dụng khác nhau giữa DN và công ty kiểm toán.

Theo kinh nghiệm kiểm toán DN trong những năm qua của các thành viên Stox.vn thì hai yếu tố này có mối quan hệ nhân quả và qua lại. Quy định chưa rõ ràng nên DN có quyền "linh hoạt" khi áp dụng. Đơn cử là các khoản đầu tư vào DN chưa niêm yết. Việc xác định giá dựa trên báo giá của 3 công ty môi giới đã tạo ra nhiều cách khác nhau và nhiều nguồn khác nhau, tạo nên sự chênh lệch. Bên cạnh đó, một nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch này là do sự khác biệt về phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hoặc do chính nguồn dữ liệu giá mà DN hoặc kiểm toán viên lựa chọn. Quy định còn chung chung, trong khi thị trường chưa có một nguồn dữ liệu thực sự độc lập và có đủ quy mô thanh khoản để làm cơ sở cho DN, kiểm toán viên và quan trọng hơn là tạo cơ sở để có thể "luật hóa", hy vọng thị trường UPCoM mà HASTC đang xây dựng sẽ góp phần giúp loại bỏ những vấn đề này.

Dù vậy, trên thực tế cũng có không ít DN sau khi kiểm toán thì kết quả kinh doanh tốt hơn báo cáo ban đầu như VTV, SDT, DRC. Có ý kiến cho rằng, một số DN có hành vi "big-bath behavior", tức là đưa những gì bất lợi vào hết năm 2008 - một năm mà họ đánh giá là khó khăn nhất nên chấp nhận làm cho bức tranh tồi tệ hơn để tạo ra một năm 2009 ấn tượng. Tuy nhiên, khả năng này có thể rất thấp, vì thông tin thị trường cho thấy, không phải khó khăn trong năm 2008 đã hết và biết đâu thách thức lớn hơn lại đang chờ trong năm 2009?

Có phải giải trình chênh lệch?

Theo www.stox.vn, có 7/88 DN đã có giải trình liên quan đến BCTC năm 2008 kiểm toán, bao gồm cả 2 DN giải trình về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên. Thông tư 38/2007/TT-BTC quy định, nếu giữa hai kỳ báo cáo kết quả kinh doanh biến động từ 5% trở lên (dự thảo Thông tư sửa đổi là từ 10% trở lên), thì DN niêm yết phải giải trình nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch đó. Một số ý kiến cho rằng, DN phải giải trình cả những chênh lệch giữa con số công bố trước đó và con số công bố theo BCTC đã kiểm toán. Tuy nhiên, nếu DN thực hiện đúng theo yêu cầu tại Công văn 246/UBCK-QLPH ngày 24/2/2009 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu BCTC quý của DN phải được công ty kiểm toán soát xét theo đúng các chuẩn mực kiểm toán và công bố ý kiến soát xét thì trong các năm tới, yêu cầu giải trình này có lẽ sẽ không cần thiết nữa.

Một số DN có chênh lệch LNST năm 2008

Mã CK

LNST đã kiểm toán

LNST chưa kiểm toán

Chênh lệch

Tỷ đồng

%

STB

954,8

1.069,1

-114,4

-12,0

ABT

22,6

41,6

-18,9

-84,0

CII

132,8

147,3

-14,5

-10,9

TDH

212,0

199,1

12,9

6,1

VTV

34,2

24,6

9,6

28,2

KHA

38,4

46,0

-7,6

-19,8

SFT

53,9

48,3

5,6

10,4

DRC

51,8

46,5

5,3

10,2

IMP

58,3

62,2

-3,9

-6,8

TCT

22,8

20,0

2,7

12,0

Nguồn: Stox.vn. Đơn vị: tỷ đồng

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Phó Chủ tịch UBCKNN Nguyễn Đoan Hùng tiếp lãnh đạo Tập đoàn CMC Markets (07/04/2009)

>   Nhiều công ty niêm yết chuẩn bị chuyển sàn (07/04/2009)

>   Không thông qua phương án mua lại Nhà máy Đạm Cà Mau (07/04/2009)

>   Hai phép thử đối với TTCK Việt Nam (06/04/2009)

>   KHA: Ngày chốt danh sách trả cổ tức đợt 3 năm 2008 (03/04/2009)

>   HT2: BCTC kiểm toán 2008 – Lợi nhuân tăng 124% (27/03/2009)

>   SD8: Báo cáo tài chính chi tiết kiểm toán năm 2008 (02/04/2009)

>   PTM: Báo cáo tài chính chi tiết kiểm toán năm 2008 (02/04/2009)

>   SSM: Báo cáo tài chính chi tiết kiểm toán năm 2008 (02/04/2009)

>   HPG: BCTC hợp nhất kiểm toán 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 859 tỷ đồng (06/04/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật