Thứ Tư, 19/11/2008 06:39

Thương hiệu địa phương

Thời gian gần đây, cụm từ “xây dựng thương hiệu” hay được nhắc đến và nhiều doanh nghiệp (DN) còn có tham vọng xây dựng thương hiệu mang tầm quốc gia

Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn thì việc xây dựng thương hiệu quốc gia không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, chưa nói là còn quá ảo tưởng đối với những DN chưa biết lượng sức mình trong việc thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu.

Công bằng nhìn nhận, một sản phẩm có thương hiệu sẽ mang lại giá trị gia tăng đáng kể so với một sản phẩm không thương hiệu. Bất cứ một quốc gia nào cũng cần có những thương hiệu mang tầm quốc gia, nhưng việc “người người, nhà nhà” chạy đua xây dựng thương hiệu quốc gia mà bỏ quên xây dựng thương hiệu địa phương, nghĩa là bỏ quên cả một thị trường quy mô với hàng chục triệu người tiêu dùng trong nước vốn có lòng tự hào dân tộc rất cao (theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres, 78% người VN tự hào về dân tộc mình, đứng thứ hai trên thế giới). Điều này cho thấy người VN cũng rất quan tâm đến thương hiệu và thương hiệu địa phương sẽ dễ gây ấn tượng với người tiêu dùng địa phương. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN Lê Quốc Ân nhấn mạnh: Tôi rất khâm phục những DN dệt may xây dựng thương hiêu nhằm giới thiệu ra thị trường quốc tế nhưng không phải DN nào cũng thành công, vì vậy nên chăng xây dựng thương hiệu nhỏ thôi nhưng an toàn, hiệu quả. Vì ngay cả kế hoạch phát triển thương hiệu cao cấp tại Trung Quốc đến năm 2010 cũng chỉ là 5% so với hiện tại là 2%.

“Bên cạnh đó, không chỉ xây dựng thương hiệu mới mà cách tân những thương hiệu cũ cũng rất quan trọng, không loại bỏ việc dùng phát minh của những ngành nghề khác để ứng dụng vào ngành nghề của mình mà chưa có ai thực hiện cũng được xem là sáng tạo trong cách tân thương hiệu” – ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch HĐQT Masso Group, nhận xét. Điều đó dễ nhận thấy ngoài vài chục thương hiệu quốc gia vẫn có hàng ngàn thương hiệu địa phương trở nên quen thuộc với người tiêu dùng như Kym Đan, Vissan, Vinamilk...

Mai Vân

người lao động

Các tin tức khác

>   DN quá chủ quan về an toàn thông tin (19/11/2008)

>   Để vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Phải có những cải cách sâu rộng (19/11/2008)

>   Ngành dệt may VN chưa tạo được thương hiệu mạnh (19/11/2008)

>   Tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành Xây dựng (19/11/2008)

>   16,5 triệu đồng một giấy phép nhượng quyền thương mại (19/11/2008)

>   Việt Nam và EU thảo luận về công tác quản lý hải quan (18/11/2008)

>   Thận trọng đối phó với khủng hoảng tài chính (18/11/2008)

>   Dệt may Việt Nam vẫn khó đạt tỷ suất lợi nhuận cao (18/11/2008)

>   Đưa mỏ dầu Sư Tử Vàng vào khai thác (18/11/2008)

>   Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Bungaria (18/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật