Thứ Hai, 08/09/2008 10:34

Chuyển nhượng nhiều cổ phiếu phải... xin phép

Ngân hàng (NH) cổ phần Quân Đội (MB) vừa có thông báo tiếp tục thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu (CP) sau khi đã được sự chấp thuận của NH Nhà nước chi nhánh Hà Nội. Trước đó, NH này đã dừng thủ tục chuyển nhượng CP cho người mua và người bán do số lượng CP chuyển nhượng vượt quá 20% vốn điều lệ.

Đây không phải là lần đầu tiên cổ đông của MB phải chờ vì số lượng CP chuyển nhượng đụng ngưỡng quy định của NH Nhà nước. Thời gian qua, cổ đông của một số NH cổ phần khác có CP được giao dịch nhiều cũng bị tình trạng tương tự như ở MB, ít nhiều ảnh hưởng quyền lợi của nhà đầu tư và tính thanh khoản của thị trường.

Theo quy định, việc chuyển nhượng dẫn đến biến động CP ở một NH cổ phần nếu vượt mức 20% vốn điều lệ của NH đó thì phải báo cáo và được chấp thuận của NH Nhà nước.

Thế nhưng, quy định này - được ban hành cách nay nhiều năm nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư vào các NH cũng như đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư - đang là trở ngại cho các giao dịch CP của NH. Với những CP của NH có tính thanh khoản cao, giá trị giao dịch mỗi ngày bình quân lên tới 1-2% vốn điều lệ thì chỉ sau một thời gian ngắn phải dừng lại để chờ giải quyết thủ tục với NH Nhà nước.

Hiện không ít NH cổ phần có tới hàng chục ngàn cổ đông, vì vậy việc dừng lại để kiểm soát là khó khả thi. Số lượng CP chuyển nhượng rất lớn, thời gian để giải quyết thủ tục này không thể kéo dài nên việc dừng lại để kiểm tra chỉ mang tính thủ tục hơn là đáp ứng các yêu cầu về quản lý. Do vậy, nhiều công ty chứng khoán đang lo ngại nếu tiếp tục duy trì quy định này, tới đây còn gây khó cho các cổ đông của NH cổ phần khi sàn giao dịch CP chưa niêm yết (OTC) đi vào hoạt động. Theo dự kiến, các NH cổ phần sẽ là những đơn vị đầu tiên tham gia sàn này.

Vậy có cần thiết phải kiểm tra khi việc chuyển nhượng vượt quá 20% vốn điều lệ của NH? Thực tế quy định này hiện không còn áp dụng với các CP của NH đã niêm yết trên sàn chứng khoán. NH Nhà nước đã phải dừng áp dụng quy định này với CP của ACB và Sacombank để tránh gây ách tắc trong giao dịch.

Việc kiểm tra nguồn gốc vốn đầu tư theo cách quản lý trước đây nay không còn phù hợp. Hiện nay, thị trường chứng khoán đã phát triển, nguồn vốn “vào - ra” lên đến hàng ngàn tỉ đồng/ngày. Pháp luật cũng quy định nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc vốn đầu tư của mình. NH Nhà nước đã thoáng cho CP niêm yết thì tại sao vẫn còn chặt với CP chưa niêm yết?

Một số NH cho biết trong hồ sơ báo cáo gửi NH Nhà nước để xin phép chuyển nhượng CP khi vượt quá mức 20% vốn điều lệ có danh sách của các cổ đông mới. Danh sách này thường dài ngoằng, vì vậy trong thời gian ngắn cán bộ NH Nhà nước khó có điều kiện để kiểm tra các thông tin của từng cổ đông.

tt

Các tin tức khác

>   Tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chậm (08/09/2008)

>   Thủ tướng chỉ đạo: Công ty cổ phần Thiết bị giáo dục phải nộp ngay khoản thu chưa nộp từ cổ phần hóa (08/09/2008)

>   HABECO điều chỉnh, giãn tiến độ gần 400 tỷ đồng vốn đầu tư (05/09/2008)

>   Khởi tố vụ lừa đảo bán cổ phần Ngân hàng Hồng Việt (05/09/2008)

>   Ngân hàng TMCP Kiên Long: Chào bán cổ phiếu ra công chúng (05/09/2008)

>   CTCP Viglacera Tiên Sơn nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu (05/09/2008)

>   VCG: Chấp thuận nguyên tắc về việc chào bán cổ phiếu ra công chúng (04/09/2008)

>   HUD1 và Vimedimex bị phạt 20 triệu đồng (04/09/2008)

>   Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá Công ty Phát triển Nhà Minh Hải (03/09/2008)

>   Gentraco: Thông báo tạm ứng cổ tức đợt I năm 2008 (03/09/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật