Thứ Năm, 07/08/2008 06:27

Doanh nghiệp thời lạm phát: “Giữ chân” công nhân bằng nhà ở

Hiện nay, tại một số doanh nghiệp (DN), tình hình công nhân bỏ việc vì đồng lương không đủ để trang trải sinh hoạt đã đến mức báo động. Dù đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn song không ít DN đã “giữ chân” công nhân bằng cách xây dựng nhà ở, hỗ trợ suất ăn hoặc chấp nhận giảm lợi nhuận để tăng lương cho công nhân. Đây là những tín hiệu đáng mừng về trách nhiệm xã hội của DN, nhất là trong thời lạm phát.

Chung cư có đủ tiện nghi sinh hoạt

Khu chung cư của cán bộ công nhân viên Công ty CP Giấy Sài Gòn nằm gần KCN Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi đặt nhà máy sản xuất của công ty. Chung cư khang trang, sạch đẹp, giống như một khu căn hộ cao cấp ở nội thành TPHCM. Giai đoạn 1, công ty xây dựng chung cư cao 5 tầng với  40 phòng (56m²/phòng), vốn đầu tư 8 tỷ đồng (chưa kể nội thất, tiền đất), có thể phục vụ cho khoảng 300 nhân viên. Phòng nào cũng có phòng ngủ, phòng khách, sân phơi, bếp và nhà vệ sinh với toàn bộ nội thất từ gường ghế, bàn, tủ, bếp gas…được trang bị mới.

Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Giấy Sài Gòn cho biết, kể từ ngày 1-8, công ty chính thức cho công nhân ở miễn phí. Đây là chủ trương chung của công ty nhằm giảm bớt áp lực tìm chỗ ăn chốn ở cho công nhân trong tình hình lạm phát hiện nay. Trước đó, công ty đã hỗ trợ cho công nhân một suất ăn, trị giá 10.000đồng/bữa. Tiến tới, công ty sẽ bố trí một nhà giữ trẻ để công nhân an tâm làm việc.

Cũng theo ông Vị, xuất phát từ đặc trưng của ngành giấy là sử dụng nhiều lao động (hiện số công nhân của công ty lên đến 1.000 người) nên ngay từ khi có ý định di dời nhà máy từ TPHCM lên KCN Mỹ Xuân A, công ty đã coi chung cư là một hạng mục không thể thiếu, phải dùng 100% vốn tự có của DN. Theo kế hoạch, cuối năm 2008, công ty sẽ tiếp tục xây dựng lô B và C trên khu đất còn lại để có thể bố trí đủ chỗ ở cho công nhân.

Tương tự, Công ty Acecook Việt Nam cũng đưa vào sử dụng khu nhà ở công nhân viên tại ấp 1B, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương vào ngày 30-6 vừa qua. Hàng loạt các công ty ngành dệt may, da giày như Công ty CP May Sài Gòn, may Nhà Bè, Thiên Nam... cũng đang tiến hành xây dựng các khu chung cư cho công nhân, sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây.

Hướng đến trách nhiệm xã hội

Nhiều người nghĩ rằng, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các DN chỉ cần lo đủ số lương hàng tháng cho công nhân là tốt rồi. Điều này không đúng, vì đồng lương eo hẹp của công nhân khó có thể đảm bảo cuộc sống trong thời điểm giá cả tăng cao. Hệ lụy là người lao động sẽ khó đảm bảo chất lượng sản phẩm, mặt khác các DN cũng khó tránh khỏi việc “chia tay” với người lao động. Do vậy, trong điều kiện càng khó khăn thì các DN càng phải tăng cường việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN đối với người lao động.

Kinh nghiệm từ Công ty AceCook cho thấy, việc xây dựng nhà ở cho công nhân là cần thiết, xong vẫn chưa đủ. Đi kèm theo phải là các hạng mục công trình để đảm bảo các nhu cầu về ăn, ở, sinh hoạt, giải trí cho công nhân. Khu nhà ở (dành riêng cho nữ) AceCook vừa khánh thành, trong tổng số 70 phòng thì có đến 9 phòng dùng để sinh hoạt chung. Khu tầng trệt trang bị phòng bóng bàn, thư viện, phòng karaoke, phòng dành cho thân nhân, căn tin… Công ty luôn tạo sự yên tâm về chất lượng cuộc sống cho người lao động: thực phẩm sử dụng được cung cấp bởi một công ty chuyên nghiệp, nước thải sinh hoạt được xử lý đến loại A, cây xanh phục vụ xanh sạch bầu không khí trong chung cư.

Đại diện Tập đoàn Dệt may Gia Định cho biết, nhiều DN trong ngành đã phải đối mặt với tình trạng lao động nghỉ việc nên đã tìm mọi biện pháp để “giữ chân” lao động như tăng lương, phụ cấp thêm tiền ăn cho công nhân… Để làm được việc này, tập đoàn đã thống nhất, lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu trong năm 2008, thay vào đó là phải ổn định cuộc sống của người lao động.

Đối với các DN xuất khẩu, cùng với việc ổn định chất lượng sản phẩm thì trách nhiệm xã hội là một phần không thể thiếu. Ông Trần Đắc Long, Giám đốc điều hành Công ty Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (Bita’s) cho biết, vì nhiều lý do nên gần đây khách hàng của ngành da giày thế giới đang có xu hướng chuyển các đơn hàng về Việt Nam. Tuy nhiên, họ thường đưa ra những điều kiện rất khắt khe, đặc biệt là những khách hàng đến từ Mỹ. Việc đầu tiên khi đến thăm nơi sản xuất là họ “để mắt” đến các nhà vệ sinh dành cho công nhân; ánh sáng, nhiệt độ, độ an toàn, tiếng ồn… nơi làm việc trước khi tính đến chuyện ký hợp đồng. Một số khách hàng còn thuê cả tư vấn giám sát về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các DN. Nếu điều kiện này không đảm bảo thì họ sẽ không ký hợp đồng.

sggp

Các tin tức khác

>   CTCP XNK Thủy sản Năm Căn bị phạt 30 triệu đồng (07/08/2008)

>   Xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Giao nhận vận tải và thương mại (06/08/2008)

>   UBCKNN chấp thuận về nguyên tắc về việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của CTCP Xây dựng số 1 (06/08/2008)

>   UBCKNN chấp thuận về nguyên tắc việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của CTCP Công nghiệp và Thương mại Lidovit (06/08/2008)

>   Hàng loạt doanh nghiệp lùi cổ phần hóa (06/08/2008)

>   CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO: Tạm ứng cổ tức đợt I năm 2008             (06/08/2008)

>   CTCP Đại lý Hàng hải Việt Nam: Chi trả cổ tức đợt 2 năm 2007 (06/08/2008)

>   Cho phép VPBank bán thêm cổ phần cho OCBC (05/08/2008)

>   Mua bán cổ phiếu OTC không còn sợ bị làm giá (05/08/2008)

>   UBCKNN chấp thuận về nguyên tắc việc đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của CTCP Dệt may Hoà Thọ (05/08/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật