Thứ Hai, 26/05/2008 08:38

Đại hội cổ đông trực tuyến: “Cách mạng” tạo niềm tin

Trong tình cảnh thị trường khó khăn, tâm lý nhà đầu tư đang rất hoang mang, các Cty đại chúng nên dành thời gian, chi phí và tâm sức của mình để quan tâm, chăm sóc hơn tới các cổ đông - đó là nhận định của nhiều chuyên gia. Đây cũng là một cách giúp các nhà đầu tư (NĐT), các cổ đông của Cty bình tâm trở lại. Và Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) trực tuyến là một trong các bước đi đầu tiên của công cuộc “cách mạng” quan hệ cổ đông tại các Cty đại chúng! Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có DN nào tổ chức được một đại hội như vậy.

Nếu NĐT sở hữu tới 5% cổ phiếu của một Cty đại chúng sẽ có tiếng nói rất có "trọng lượng". Nếu nhận được thư mời dự họp ĐHCĐ thường niên thì cách xa cả ngàn cây số, liệu NĐT có đáp máy bay tới dự cuộc họp không nếu việc này tiêu tốn của NĐT khá nhiều thời gian và tiền bạc. Vậy thì cuộc họp này xem ra chưa đủ sức kéo NĐT tới. Còn nếu NĐT không có khả năng thực hiện hành động này thì sao? Nếu NĐT là một cổ đông nhỏ thì sao? Nếu hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cổ đông nhỏ bỏ lỡ buổi nói chuyện của ban GĐ, bỏ lỡ dịp chia sẻ những suy nghĩ về định hướng phát triển Cty, đặt câu hỏi cho các kế hoạch kinh doanh mới mà cả năm trời mới có một lần thì sẽ ra sao?

Cổ đông nhỏ dễ bị quên

Cách đây ba, bốn năm, số người Việt Nam có kiến thức về chứng khoán còn rất hạn chế, vì thế mà cụm từ ĐHCĐ như là một khái niệm lạ lẫm. Các Cty cổ phần niêm yết còn rất ít nên cũng chẳng ai mặn mà lắm với chuyện họp ĐHCĐ hàng năm. Những cổ đông có tham dự, khi cần biểu quyết vấn đề gì thì cũng chỉ gật cho xong chứ chẳng màng xem vấn đề đặt ra có hợp lý không.

Tâm lý trên vì lý do họp cổ đông "gượng ép", cổ đông không được trang bị kiến thức về chứng khoán nên khi DN cổ phần hóa, nhất là các DNNN, việc phân phối hết số cổ phần theo chỉ tiêu quả là một khó khăn lớn. Nhiều DN phải đi mời chào chán chê cũng không bán được bao nhiêu cổ phần, phải quay ra áp dụng biện pháp "cưỡng chế", mỗi nhân viên đều phải mua một số lượng nhất định. Vì thế mới có hiện tượng, cổ đông - người lao động cầm sổ cổ đông rồi về nhà cất vào đáy tủ.

Nhưng chỉ trong vòng một năm trở lại đây, kể từ lúc thị trường chứng khoán "nóng" lên thì cụm từ ĐHCĐ đã được mọi người quan tâm nhiều hơn. Khi một vấn đề được nhiều người chú ý và quan tâm hơn thì nó cũng nảy sinh nhiều vấn đề gây bàn cãi. "Ngày xưa" tới kỳ ĐHCĐ không ai thèm đi thì bây giờ ngược lại hoàn toàn, không được mời họp là thắc mắc: "Tại sao tôi có nắm giữ cổ phiếu của Cty mà không có giấy mời họp?".

Khi được hỏi về bức xúc này thì nhiều DN biện minh rằng Cty làm theo quy định trong điều lệ, rằng cốt giảm thiểu chi phí tổ chức, tiết kiệm cho Cty... Tuy vậy, Điều 79 Luật DN đã quy định "Cổ đông phổ thông có quyền tham dự và phát biểu trong các cuộc họp đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền, mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết". Vì thế những lời biện minh của các DN phải chăng ngược lại với luật? Chí ít những cổ đông nhỏ cũng phải được mời dự họp nếu như không đủ phần trăm cổ phiếu tham dự biểu quyết.

Hòa chung không khí "tưng bừng" của toàn thị trường, một số Cty niêm yết đã lập một quỹ nhỏ gọi là đầu tư tài chính, hay nói thẳng ra là đầu tư vào các chứng khoán khác cho có vẻ "theo kịp" thời đại. Liệu có được mấy Cty có trích lập dự phòng rủi ro nếu thị trường giảm mạnh như hiện nay? Và rồi lại rơi vào chính cái mớ bòng bong do mình tạo nên.

Bản thân các Cty cũng là Cty đại chúng, vậy tại sao không tập trung chăm lo cho các cổ đông của mình? Trong khi lại thờ ơ nếu không muốn nói là coi thường hoạt động IR. Họ có thể sẵn sàng chi một khoản tiền để tham gia một chiến dịch quảng cáo rầm rộ nhưng lại tỏ ra khá e dè khi phải chi tiền cho hoạt động quan hệ cổ đông. Chẳng lẽ các cấp lãnh đạo không nhận ra rằng chính các phản ứng tích cực từ phía cổ đông tạo nên uy tín cho Cty? Thậm chí, điều đáng buồn là các cấp quản lý thường hay... chiếm đoạt các quyền của cổ đông hoặc gây khó dễ cho họ trong việc giám sát công việc quản lý và hoạt động kinh doanh của Cty.

Cuộc cách mạng... trong tương lai

Hãy tưởng tượng NĐT chỉ ngồi tại nhà bật máy tính lên, mở website Cty có sở hữu cổ phiếu lên, chỉ cần click chuột vào một vài biểu tượng thế là NĐT vào ngay được giao diện đang truyền trực tiếp bài thuyết trình của HĐQT về những thành quả Cty đạt được trong năm qua cùng các chiến lược phát triển trong tương lai sắp tới tại cuộc họp ĐHCĐ được tổ chức tại đâu đó cách khá xa. Thật tiện lợi. Những gì các cổ đông khác đang nhìn thấy trên bảng chiếu slide ngay tại nơi diễn ra cuộc họp thì NĐT ở xa cũng có thể thấy. NĐT quan tâm tới việc Cty mở thêm chi nhánh con? Chỉ cần một cú click, câu hỏi của NĐT đã được gửi ngay tới HĐQT, và câu hỏi sẽ được trả lời ngay khi CEO nhận được. Nếu nhận được các thư ủy quyền thì NĐT chỉ việc điền các thông tin theo yêu cầu vào và gửi đi ngay. Những cổ đông không thể tham dự họp trực tuyến đã được gửi thư ủy quyền trước đó bằng e-mail rồi, nếu khi nào thuận tiện có thể xem lại băng ghi nội dung cuộc họp. Tuyệt vời - đúng không? Đây là một giải pháp hữu hiệu cho tình huống có quá nhiều cổ đông không thể tham dự trực tiếp ĐHCĐ.

Các công nghệ truyền thông mới đang dần thay đổi phong cách làm việc. Công nghệ này cho phép các Cty đại chúng có thể giữ liên lạc với NĐT qua hệ thống mạng khi có các sự kiện về Cty như: thông cáo báo chí, báo cáo tài chính tự động qua email... hoạt động IR cũng như là một chuỗi các dịch vụ khác khi Cty có yêu cầu. Trong dài hạn, một Cty khôn ngoan là Cty biết chăm sóc cho các cổ đông, coi họ như là một cộng đồng thu nhỏ, là người sở hữu Cty chứ không đơn thuần chỉ là người mua đi bán lại cổ phiếu.

Nếu lấy lý do là giảm thiểu chi phí nhằm tiết kiệm cho Cty thì chẳng phải đã đến lúc chúng ta ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động IR rồi sao? Và ĐHCĐ trực tuyến chính là cuộc cách mạng trong tương lai gần.

Các cổ đông cũng là những người chủ DN, họ phải được đối xử nghiêm túc và công bằng, đó là trách nhiệm của người quản lý Cty.

Nhìn ra thế giới

* Bell & Howell (NYSE: BHM) là Cty chuyên về Giải pháp công nghệ thông có tuổi đời hơn 90 năm, trụ sở đặt tại Skokie bang Illinois, đã làm một cuộc "cách mạng" về hoạt động quan hệ cổ đông. Tháng 5/1996, Bell & Howell là Cty đầu tiên tiến hành họp ĐHCĐ trực tuyến. Tham gia cuộc họp ĐHCĐ trực tuyến này, các cổ đông trực tuyến có thể theo dõi bảng chiếu slide thuyết trình của HĐQT, có thể đặt câu hỏi trực tiếp qua email và hơn nữa là thực hiện quyền cổ đông bằng các phiếu bầu điện tử. Mọi thông tin sau cuộc họp không bị mất đi mà vẫn lưu trữ lại trên hệ thống mạng của Cty và cổ đông nào cũng có thể vào đó xem lại khi thấy thuận tiện. Phát ngôn viên của BHW cho hay: Đây là một bước nhảy vọt trong hoạt động quan hệ cổ đông cho các Cty đại chúng, hệ thống này hoạt động rất hiệu quả. Mục tiêu của chúng tôi là gửi thông điệp của Cty tới không chỉ riêng cổ đông của Cty mà còn huớng tới công chúng với khả năng tốt nhất có thể, và quả thật đây là một công cụ rất hữu ích. Đây là một công nghệ cao mà không tốn quá nhiều chi phí, và chúng tôi tự hào khi được xem là Cty biết ứng dụng các công nghệ cao vào hoạt động quản lý Cty, đặc biệt là mảng quan hệ với cổ đông. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ quyền bầu trực tuyến cũng cần xin ý kiến chỉ đạo từ Ủy ban Chứng khoán, để bảo đảm tính bảo mật và công bằng.

* Gần đây Microsoft cũng đã đề xuất sử dụng đường truyền Internet cho cuộc họp ĐHCĐ thường niên của họ cũng như trong hội nghị các nhà phân tích. Dĩ nhiên việc này không thành vấn đề với Microsoft bởi họ đã sở hữu phần mềm Netshow vốn dĩ là nhằm phục vụ cho các sự kiện này và cũng là điều hợp lý nếu Microsoft góp một tay để phần mềm này được ứng dụng phổ biến hơn.

* Chiếc bánh còn bị bỏ ngỏ này cũng đã thu hút thêm vài "tay chơi" nữa, phải kể đến có Intel, AT&T và Genzyme cũng đã đề xuất các phiên bản hội họp trực tuyến cho các cổ đông cũng như các chuyên viên phân tích.

dddn

Các tin tức khác

>   CTCP Cấp nước Bến Thành: Chi trả cổ tức năm 2007 (24/05/2008)

>   Làm rõ vụ "Nhà nước mất quyền chi phối trong CTCP" (24/05/2008)

>   Bắt giữ đối tượng tống tiền Tập đoàn Hoa Sen (24/05/2008)

>   SCID: Chốt danh sách để tiến hành ĐHĐCĐ 2007 (24/05/2008)

>   VIB Bank dự kiến niêm yết tại HOSE (24/05/2008)

>   Ý kiến của UBCKNN về việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu của CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (23/05/2008)

>   Bắt khẩn cấp TGĐ CTCP Bảo vệ và Vệ sĩ Tây Sơn – TPHCM (23/05/2008)

>   Habeco: Điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ (23/05/2008)

>   23-05, chính thức ra mắt Hãng hàng không Jetstar Pacific (23/05/2008)

>   Xung quanh việc Pacific Airlines mang tên mới - Jetstar Pacific (23/05/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật