Thứ Bảy, 19/04/2008 10:40

Điểm bùng nổ cho M&A

Khảo sát từ nhiều chuyên gia và công ty cung cấp dịch vụ về tài chính cho thấy, trong năm 2008, các vụ IPO, phát hành cổ phiếu có thể gặp khó khăn, nhưng những thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) sẽ có điều kiện tốt để phát triển.

Có hai điều kiện cơ bản để các thương vụ M&A dễ thành công hơn trong năm nay, đó là đa số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa đã nhìn thấy lợi ích của TTCK nhưng chưa đủ sức để lên niêm yết và huy động vốn từ TTCK nên cần một đối tác chiến lược để tái cơ cấu công ty trước khi có một bước tiến mới là trở thành công ty đại chúng. Đối với các đối tác cần mua doanh nghiệp (phần lớn là nhà đầu tư nước ngoài) có cơ hội mua được cổ phần của các công ty Việt Nam với giá hợp lý hơn so với thời điểm cách đây một năm, khi TTCK còn "nóng". Khi đó, doanh nghiệp nào có tiềm năng đều được coi là "hoa hậu" với nhiều đại gia nhòm ngó và sẵn sàng rót vốn.

Ông Nguyễn Tuấn Minh, Tổng giám đốc CTCK VinaGlobal cho biết, một mảng dịch vụ chính của Công ty là tư vấn M&A. "Nhiều đối tác nước ngoài có vốn và công nghệ đang đặt hàng chúng tôi tìm kiếm những công ty nhỏ và vừa của Việt Nam để đầu tư. Họ muốn đi sâu vào đầu tư ở Việt Nam bằng cách trực tiếp quản lý doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, sau đó đưa ra thị trường vốn. M&A là đường đi nhanh nhất", ông Minh cho biết.

Trong khi đó, VinaGlobal có một danh sách các công ty Việt Nam đang có nhu cầu tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, cần nguồn vốn đầu tư để tái cơ cấu. Có những công ty đã có sẵn dự án hiệu quả, nhà xưởng trong khu công nghiệp, chỉ cần tìm một đối tác có lợi thế về công nghệ và tài chính là dự án có thể hoạt động ngay mà không phải chờ đợi lâu.

IDJ Financial, công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng phương án kinh doanh và kết nối đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư trong và ngoài nước vừa cung cấp một dịch vụ mới là tư vấn xây dựng phương án kinh doanh chuẩn mực.

Theo ông Trần Trọng Hiếu, Tổng giám đốc IDJ Financial, nhiều công ty có nhu cầu tìm nguồn vốn đầu tư bằng việc bán một phần doanh nghiệp của mình, nhưng không cung cấp đủ các thông tin cần thiết đến đối tác nên quá trình tìm hiểu giữa hai bên gặp khó khăn. "Chúng tôi sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, một công việc cần thiết là xây dựng một phương án kinh doanh phù hợp nhất với tình hình của thị trường và đáp ứng những tiêu chí khắt khe của các tổ chức và cá nhân đầu tư chuyên nghiệp, bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Các bản chào doanh nghiệp được xây dựng chuyên nghiệp sẽ được gửi đến nhà đầu tư (người mua) mục tiêu. Trong năm 2008, IDJ Financial sẽ tập trung vào những doanh nghiệp sở hữu các dự án bất động sản, giáo dục, y tế", ông Hiếu cho biết.

Có thể nói, nhu cầu M&A ở thị trường Việt Nam là rất lớn. Một bên là các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, với một thời gian hội nhập ngắn ngủi nên chưa có thông tin và không biết làm cách nào để tiếp cận các nhà đầu tư. Một bên là các quỹ đầu tư doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt ở Việt Nam. Tuy nhiên, các quỹ này đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận những cơ hội đầu tư do hạn chế về mặt nhân lực, do thời gian hiện diện của họ tại Việt Nam chưa lâu, sự kết nối thị trường trong nước và các doanh nghiệp địa phương còn chưa rộng, đặc biệt là trong bối cảnh các doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được những chuẩn mực quốc tế khiến cho quá trình tìm hiểu của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp càng khó khăn hơn.

Theo ông Ngô Công Thành, Trưởng phòng Dịch vụ, Cục Đầu tư nước ngoài, ngay cả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cấp quốc gia, hoạt động xúc tiến cho M&A cũng cần được triển khai. "Muốn bán doanh nghiệp được giá, chúng ta phải quảng bá, mời chào và đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp đó. Chúng ta không chỉ bán doanh nghiệp lớn, mà phải bán cả những doanh nghiệp nhỏ", ông Thành nói.

Ông Thành lưu ý, trong các chuyến đi thu hút đầu tư ở nước ngoài, các địa phương mới chỉ đem các dự án mới đi kêu gọi đầu tư, chứ chưa đem các doanh nghiệp sẵn có đi thu hút đầu tư. Trong khi đó, M&A mới là hình thức thu hút đầu tư nước ngoài chính trên thế giới.

Ở Việt Nam, khi nguồn lực sản xuất - kinh doanh quan trọng là đất đai đều thuộc về các doanh nghiệp trong nước thì thu hút đầu tư nước ngoài bằng M&A sẽ là con đường ngắn nhất để hút vốn nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đang soạn thảo nghị định về mua bán doanh nghiệp có liên quan đến yếu tố nước ngoài nhằm xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động này phát triển. Trên thực tế, dù không phổ biến, không công khai, nhưng một số doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam còn hạn chế đầu tư như dịch vụ tài chính, chứng khoán cao hơn tỷ lệ cho phép. Một thoả thuận bán lại phần vốn góp của đối tác trong nước cho các đối tác nước ngoài trong tương lai (khi Việt Nam mở cửa lĩnh vực đó theo cam kết gia nhập WTO) sẽ khắc phục được những hạn chế với nhà đầu tư nước ngoài hiện nay ở những lĩnh vực tiềm năng mà họ đang muốn chiếm lĩnh tại thị trường Việt Nam. 

đTCK

Các tin tức khác

>   FPT và Intel giới thiệu chương trình “máy chủ 1 đô” (19/04/2008)

>   Có nên “dựa” theo giao dịch của NĐT nước ngoài? (19/04/2008)

>   TST: TB chốt danh sách người sở hữu chứng khoán (18/04/2008)

>   PAN: TB huỷ chào bán chứng khoán ra công chúng (18/04/2008)

>   VCS: TB điều chỉnh thời gian trả cổ tức đợt 2 năm 2007 (18/04/2008)

>   PPG: BCTC hợp nhất năm 2007 (19/04/2008)

>   VSP: Báo cáo thường niên năm 2007 (19/04/2008)

>   VFR: TB về việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2008 (18/04/2008)

>   PVE: TB về ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông (18/04/2008)

>   CAP: BCTC năm 2007 (19/04/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật