Thứ Sáu, 21/03/2008 09:19

Trong khủng hoảng cũng có cơ hội

Trong khủng hoảng cũng có cơ hội bởi lúc này mới thực sự là  cơ hội vàng cho chúng ta. Bởi, nếu thế giới không có gì biến động thì chúng ta lấy đâu ra cơ hội đột phá? Khủng hoảng sẽ làm đảo lộn nhiều thứ...

Kinh tế Mỹ đang đi vào suy thoái. Ngày 16/3, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã cắt lãi suất chiết khấu từ 3,5% xuống còn 3,25%. Sau đó một ngày, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản USD thêm 0,75%, từ mức 3% xuống còn 2,25%.

Những động thái không nằm ngoài mong muốn khôi phục niềm tin cho hệ thống tài chính đang gặp nhiều khó khăn. Trước đó, hôm thứ 6 (14/3), ngân hàng Bear Stearms - ngân hàng đầu tư lớn thứ năm của Mỹ - đã lâm vào tình trạng phá sản, buộc phải nhờ FED can thiệp để bán cổ phần “giá rẻ như cho” cho chính đối thủ cạnh tranh JP Morgan Chase.

Giá vàng được đà có lúc đã leo lên tới  1028,4$/ounce (tương đương 1,95 triệu đồng /chỉ), dầu cũng vậy – bỏ qua ngưỡng 109,77$/thùng. Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo. Chứng khoán Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Các nhà đầu tư như ngồi trên đống lửa...

Tuy nhiên, nếu tĩnh tâm một chút, chúng ta sẽ thấy câu chuyện hoàn toàn không có gì bất ngờ. Nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã được cảnh báo từ lâu. Đây chẳng qua là kết quả tất yếu của qui luật phát triển.

Ngay từ hồi đầu thế kỷ 20, nhà kinh tế học Nga Kondrachieff đã tìm ra qui luật “Những chu kỳ lớn” mô tả sự thăng trầm của kinh tế thế giới. Bằng các số liệu thống kê qua hai thế kỷ, Kondrachieff  đã chứng minh được rằng, kinh tế thế giới phát triển theo chu kỳ 50-70 năm.

Tức là cứ sau chừng đó thời gian sẽ xảy ra khủng hoảng một lần. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, chu kỳ lớn có xu thế rút ngắn xuống còn 30-40 năm.

Trong thế kỷ 20, chúng ta đã chứng kiến hai lần khủng hoảng nghiêm trọng vào những năm 30 và 70. Vậy, nếu Kondrachieff đúng, thì lúc này chính là thời điểm kinh tế toàn cầu chuyển sang một chu kỳ phát triển mới.

Biểu hiện đầu tiên của suy thoái là nền kinh tế chung sẽ tăng trưởng chậm lại, đặc biệt ở các nền kinh tế phát triển. Tiếp đến là sự bất ổn trong giá nguyên nhiên liệu. Sau nữa là sự chao đảo của hệ thống tài chính làm giới đầu tư hoang mang.

Đây là thời điểm chuyển dịch giữa hai tầng công nghệ sản xuất (từ thấp lên cao hơn) trong quá trình phát triển. Tầng công nghệ cũ đã phát huy hết công năng, còn tầng công nghệ mới thì chưa hình thành.

Giới đầu tư có nhiều tiền thu được từ kết quả sản xuất của tầng công nghệ cũ, nhưng chưa biết rót vào đâu vì công nghệ cũ đã hết khả năng sinh lời, còn công nghệ mới thì chưa nhìn thấy, hoặc nếu thấy thì còn quá ư là mạo hiểm.

Tiền dư thừa nhưng người có tiền lại mất phương hướng. Đầu tư mạo hiểm đã làm hệ thống tài chính bất ổn, đẩy khủng hoảng sâu thêm.

Dường như, toàn bộ những gì mô tả ở trên rất giống với hoàn cảnh kinh tế thế giới hiện nay? Có nghĩa khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ khó tránh khỏi? Nhưng đừng vội bi quan! Lúc này mới thực sự là lúc cơ hội vàng cho chúng ta. Bởi, nếu thế giới không có gì biến động thì chúng ta lấy đâu ra cơ hội đột phá? Khủng hoảng sẽ làm đảo lộn nhiều thứ.

Các nền kinh tế phát triển sẽ gặp khó khăn vì gánh nặng của nền sản xuất trên  tầng công nghệ cũ và sự tàn phá của đồng tiền dư thừa mất hướng. Trong khi các nền kinh tế nhỏ, năng động, nếu đầu tư trúng tâm điểm của tầng công nghệ mới sẽ có cơ hội bứt phá rất cao.

Vậy nên, chúng ta có thể gặp khó khăn vì giá cả leo thang, vì chứng khoán xanh đỏ thất thường, nhưng xin đừng bao giờ hoang mang. Khủng hoảng là cơ hội cho những người thông minh và nghị lực. Thực tế cho thấy, lạm phát đã buộc Chính phủ năng động hơn, quyết liệt hơn.

Giá nguyên nhiên liệu tăng, buộc doanh nghiệp phải cải cách qui trình sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Xuất khẩu gặp khó khăn buộc ta phải lưu tâm phát triển thị trường nội địa.

Vốn vay ngân hàng đắt đỏ, buộc người vay phải tìm cách nâng cao hiệu quả dùng tiền. Giá cả tăng cao giúp sinh viên trở thành người tiêu dùng thông thái. Chứng khoán chao đảo, buộc giới đầu tư phải nghiêm túc nhìn lại mình. Đừng quá kỳ vọng, theo tôi nghĩ, hãy can đảm nhìn thẳng vào sự thật – mức 600-800 là mức điểm đích thực của VN-Index trong năm nay.

Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn. Chống lạm phát quá tay sẽ đẩy DN sản xuất vào con đường phá sản. Cứu chứng khoán bằng sự can thiệp quá sâu của SCIC sẽ làm thị trường méo mó. Điều hành chính sách bằng mệnh lệnh sẽ làm tăng nguy cơ tiềm ẩn cho hệ thống ngân hàng...

Rõ ràng, khủng hoảng không chỉ là rủi ro mà còn là cơ hội lớn. Nhưng điều quan trọng nhất phải bình tĩnh và sáng suốt nắm lấy cơ hội, đừng tự đẩy mình từ vị trí của người đáng được hưởng lợi thành nạn nhân của khủng hoảng.

tp

Các tin tức khác

>   CTCK An Bình mở đại lý nhận lệnh tại Thanh Hoá (21/03/2008)

>   HPC: Thông báo giao dịch cổ đông nội bộ (21/03/2008)

>   EBS: TB về việc sử dụng danh sách người sở hữu chứng khoán (20/03/2008)

>   PGS: Thông báo giao dịch cổ đông nội bộ (20/03/2008)

>   HPS ĐHCĐ thường niên 2008 và trả cổ tức 2007 (20/03/2008)

>   SSI công bố thông tin đến Cổ đông (20/03/2008)

>   SVC: Chốt danh sách ĐHCĐ thường niên năm 2008 (20/03/2008)

>   PVI: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (20/03/2008)

>   VC2 điều chỉnh ngày tổ chức Đại hội cổ đông (20/03/2008)

>   Thông báo nhận đủ hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu Công ty Cổ phần MIRAE (20/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật