Thứ Sáu, 07/03/2008 23:25

"SCIC tham gia thị trường không để kinh doanh"

Với tư cách Chủ tịch Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh nói, ông không khuyến khích SCIC kinh doanh chứng khoán. Nhà nước đang khẳng định quyết tâm ổn định vĩ mô bằng hàng loạt giải pháp.

Chủ tịch SCIC tuyên bố, việc Chính phủ cũng sử dụng siêu tổng công ty tham gia vào thị trường chứng khoán là để giúp thị trường lành mạnh, chứ không phải kinh doanh. Cách thức tham gia của "nhà đầu tư" lớn này sẽ phải bảo đảm hai yếu tố: Bình đẳng và không gây ra tác dụng phụ.

Liên quan tới thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã thông báo cho nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của công ty đại chúng chưa niêm yết với hạn mức 40%. Tỷ lệ đang áp dụng là 30%. Lịch IPO sẽ được giãn để giảm tốc độ tăng cung hàng hóa ra thị trường.

Trả lời báo chí chiều 7/3 về chống lạm phát, Bộ trưởng Tài chính nhận xét, các giải pháp đã mang lại một số biểu hiện tốt. Một trong số đó, theo ông Ninh, là các ngân hàng thương mại bắt đầu đi vào hoạt động có trật tự. Tuy nhiên ông thừa nhận có "sự tác động qua lại" của các giải pháp. Ví dụ thực hiện mục tiêu giảm nhập siêu có thể sẽ ảnh hưởng tới sản xuất, vì nguyên liệu và thiết bị phục vụ sản xuất chiếm khoảng 70% tổng giá trị nhập khẩu. Thậm chí nếu nhập thiếu hàng tiêu dùng cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới lạm phát.

Trước tình hình mới, các bộ ngành sẽ xem xét lại về việc điều chỉnh giá điện theo lộ trình. Nhận định như vậy, nhưng ông Ninh từ chối nói thêm về thời gian và mức điều chỉnh: "Tôi chưa nhận được phương án của EVN nên hiện giờ chưa thể trả lời được là sẽ điều chỉnh mức độ bao nhiêu, khi nào điều chỉnh".

Cùng tham gia trả lời với Bộ trưởng Tài chính, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: Các ngân hàng thương mại nếu có khó khăn về nguồn vốn sẽ được lùi thời gian mua tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước. Thời hạn công bố trước đây là 17/3. Chính sách điều hành lãi suất thực dương vẫn được áp dụng, tuy nhiên sẽ còn phải "nhìn" lạm phát. Ông Tiến nhận xét, biến động lãi suất vừa qua chỉ tập trung ở khu vực các ngân hàng cổ phần mới chuyển đổi. Không một ngân hàng nước ngoài nào (trong số 25 chi nhánh có mặt tại VN) gặp vấn đề về thanh khoản. Từ đó có thể thấy mấu chốt là khả năng quản trị của một số ngân hàng còn yếu, dẫn đến có thời điểm thiếu tiền, buộc phải vay nóng để đảm bảo thanh khoản.

vne

Các tin tức khác

>   Thị trường tiền tệ đón loạt chính sách mới (07/03/2008)

>   Giá vàng giảm nhẹ vào cuối ngày, xuống 19,02 triệu đồng/lượng (07/03/2008)

>   Standard Chartered sẵn sàng mở rộng hoạt động tại VN (07/03/2008)

>   125 triệu USD bảo hiểm dự án cảng côngtenơ cảng Sài Gòn (07/03/2008)

>   ECB giữ nguyên lãi suất cơ bản (07/03/2008)

>   Kiểm tra sự cạnh tranh lãi suất không lành mạnh của các NHTM (07/03/2008)

>   Techcombank phát hành thẻ "chi tiêu trước, trả tiền sau" (07/03/2008)

>   7/3: Ngân hàng bàn việc đồng thuận lãi suất (07/03/2008)

>   Đua lãi suất, cuộc chơi nguy hiểm (07/03/2008)

>   Việt Nam nỗ lực giữ lạm phát dưới 12% (06/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật