Sáu giải pháp phát triển công nghiệp của Ðồng Nai
Ðể phát triển công nghiệp, năm 2008, Ðồng Nai thực hiện sáu giải pháp chủ yếu là: Tiếp tục triển khai mạnh việc thực hiện quy hoạch ngành công nghiệp đến năm 2010, các quy hoạch phát triển chuyên ngành..., nhằm bảo đảm cho ngành công nghiệp phát triển đúng hướng.
Triển khai và đẩy mạnh việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như điện, nước, giao thông, thông tin, nhà ở cho công nhân; xây dựng hạ tầng tại các khu công nghiệp, trong đó chú trọng các cơ sở xử lý chất thải...
Triển khai chương trình hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp chủ lực; tập trung vào các chính sách hỗ trợ đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, lựa chọn và chuyển giao công nghệ...
Ðào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, xây dựng chính sách thu hút nhân tài, chính sách nuôi dưỡng, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho lâu dài.
Ðẩy mạnh công tác khuyến công, các hoạt động phát triển doanh nghiệp, cơ sở sản xuấttiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản; triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án khuyến công đã duyệt. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng trong đầu tư; tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành trong giải quyết và xử lý công việc, xóa bỏ các tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối chồng chéo.
* Tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định dành 84 tỷ đồng đào tạo và giải quyết việc làm cho người dân thuộc diện bị thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng.
Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ học phí với mức từ 250 nghìn đến 300 nghìn đồng/tháng/ học viên/ khóa học; hỗ trợ một triệu đồng/ người/khóa đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng xuất khẩu lao động.
Từ nay đến năm 2010, tỉnh sẽ mở ba nghìn lớp đào tạo các nghề cơ khí, may, điện, điện tử, kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi... cho hơn 90 nghìn nông dân; đồng thời mở các điểm tư vấn, thông tin việc làm, cơ chế chính sách, thị trường lao động từ tỉnh đến huyện, xã phục vụ người dân.
Nhiều doanh nghiệp cam kết khi đi vào hoạt động sẽ ưu tiên tuyển dụng lao động của những hộ thuộc diện bị thu hồi đất vào làm việc ổn định lâu dài tại doanh nghiệp. UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các địa phương có diện tích đất bị thu hồi lớn, quy hoạch tái định cư, bảo đảm điều kiện sống, sinh hoạt tốt hơn chỗ cũ; cấp đất dịch
vụ nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn...
nd
|