Thứ Sáu, 14/03/2008 07:40

Cứu chứng khoán, cứu nền kinh tế

Tôi đồng cảm với bác Hoàng Cung, nhưng cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của "kemmuthan". Việt Nam bây giờ không còn là đất nước mà người dân phải lo chạy ăn từng bữa, trầy truột chỉ mong được cơm no áo lành, hay ăn ngon mặc đẹp, mà đã đến thời điểm người ta lựa chọn thương hiệu để may mặc và kiếm nhà hàng sang trọng để đãi tiệc cưới.

Xã hội Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình to lớn. Khi đất nước hội nhập quốc tế, nền kinh tế phát triển, thì hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh và tăng trưởng.

Tôi ví Việt Nam như con ngựa đã đến tuổi dậy thì. Không phải là thời điểm để nó kiếm cỏ nuôi thân, mà đã đến lúc nó phải nghĩ tới chuyện sinh thêm vài đứa con và kiếm ăn cho con của nó. Người dân bắt buộc phải nỗ lực hết mình. Làm trí thức thì phải nâng cao chuyên môn. Làm công nhân thì phải nâng cao tay nghề. Để làm gì? Để tự cứu lấy mình trước bài toán kinh tế toàn phép cộng, nhân, và lũy thừa của xã hội.

Còn các cơ quan nhà nước, các cán bộ chính phủ cũng buộc phải hiểu rõ hàng loạt vấn đề kinh tế và đời sống bức bách này, để bớt nghĩ tới túi tiền của mình, bớt tham nhũng và đục khoét quỹ công. Cùng nhau nâng cao trí lực – thậm chí thuê các cố vấn nước ngoài, để có các chính sách hợp lí cứu lấy đất nước trên bờ vực khủng hoảng kinh tế. Không thể cứ vươn buồm rách mà đi, rồi lủng chỗ nào vá chỗ ấy trong khi những miếng vá tham nhũng thì không bao giờ vá víu nổi, ngày một bươm thêm, càng tạo điều kiện cho các thế lực phản động  thêm phần đắc thắng và tìm cách chống phá.

Nhà nước ra tay cứu chứng khoán (và có thể ngày mai lại phải ra tay cứu thị trường Bất động sản). Cứu ai? Tôi có thể trả lời câu hỏi này cho bác Hoàng Cung: Cứu nền kinh tế.

Hãy nghĩ đến chuyện cứu cả một cái chợ trung tâm – chứ không phải chỉ là chuyện cứu một bữa cơm cho một gia đình nghèo đông đúc. Có thể nói đây là bước chuyển đáng ghi nhận của đất nước. Tất cả những người dân đều cần phải nỗ lực hết mình, chứ không phải là lúc trách móc hoặc so bì tầng lớp. Tất cả các nhà đầu tư cho đến người công nhân nhà máy hay nông dân trên đồng lúa – tất cả thị trường nông sản cho đến thị trường chứng khoán hay bất động sản – tất cả - đều là những thành phần tất yếu của nền kinh tế hội nhập và phát triển – giống như những bộ phận trên một cơ thể.

Cơ thể đó nếu có một bộ phận bị bệnh hoặc tê liệt, thì cả bộ máy cũng không thể nào đủ sinh lực để vượt qua những cơn dịch bệnh hoặc sự bất thường của thời tiết. Vì vậy không thể kêu than vì sao bộ phận này được cứu, bộ phận kia gánh chịu, mà chỉ nên kêu than biết đến bao giờ cơ thể này mới được uống thuốc bổ để tăng cường sức khỏe, thay vì mỗi ngày một liều thuốc khác nhau – khi thì uống vì cơn cảm sốt của thị trường bất động sản, lúc thì uống vì thị trường chứng Khoán mắc cơn cảm thương hàn, lạnh tím tái.

Hãy kêu gọi người dân Việt tiết kiệm như người Nhật. Và kêu gọi những liều vitamin bổ dưỡng từ phía nhà nước để Việt Nam có sức đề kháng đủ để đi qua từng cơn dịch bệnh một cách an lành.

tt

Các tin tức khác

>   Nhà đầu tư về đâu? (14/03/2008)

>   Bỏ sàn chứng khoán sang 'lướt sóng' vàng (14/03/2008)

>   Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2007 – SAP (13/03/2008)

>   ASP: Hủy ý định giao dịch của người có liên quan đến cổ đông nội bộ (13/03/2008)

>   CAN: Thông tin về việc họp ĐHĐCĐ năm 2008 (13/03/2008)

>   TCR tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2008 (13/03/2008)

>   VFC: Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (13/03/2008)

>   BBC: niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm (13/03/2008)

>   STB: Kết quả kinh doanh tháng 2/2008 (13/03/2008)

>   BF1 Thông báo thời gian, địa điểm, ĐHNĐT năm 2007 (13/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật