Thứ Sáu, 28/03/2008 08:56

Cứu chứng khoán cũng là cứu ngân hàng

Thực hiện một trong 5 giải pháp cấp bách cứu thị trường chứng khoán của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (SBV) đã có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) chưa nên giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo (cầm cố) chứng khoán. Tuy nhiên, các NH đồng loạt kêu khó.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Phó Tổng Giám đốc VIB Bank, nói các NH chủ yếu đang huy động vốn từ nguồn dân cư để cho vay hồi tháng 10, 11 năm ngoái; tháng 4, 5 năm nay đến ngày đáo hạn. Nếu không thu nợ về để bảo đảm vốn, NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn. NH cũng đang đứng trước áp lực nếu để nợ quá hạn mức 5% sẽ nằm trong vòng kiểm soát của SBV. Ông Đào Hồng Châu, Phó Tổng Giám đốc Eximbank, cho biết cơ chế đã ban hành nói SBV sẽ hỗ trợ các NHTM nhưng không hề nói rõ nếu NHTM gặp rủi ro sẽ hỗ trợ như thế nào? Việc giao dịch thỏa thuận khó vì không có ai đứng ra mua, đành tranh nhau ra sàn để bán. Nếu để giá xuống thấp quá thì khách hàng là người chịu thiệt. Còn theo đại diện một NHTM cổ phần, NH cầm cố cũng chỉ 10% cổ phiếu. Nhà đầu tư thông qua các công ty chứng khoán, công ty chứng khoán lại đem cầm cố cho NH. Qua nhiều giai đoạn, nên việc xả hàng vừa qua do công ty chứng khoán bán nhiều chứ NH không bao nhiêu.

Bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký VNBA, lại khẳng định việc chưa giải chấp cầm cố chứng khoán không chỉ cứu thị trường chứng khoán mà còn cứu chính các NH. Nếu NH cứ yêu cầu giải chấp thì giá cổ phiếu sẽ còn tiếp tục xuống, rủi ro của NH trong việc cầm cố cũng tăng lên. Nếu sức ép quá lớn, nhà đầu tư phải bán cổ phiếu với giá thấp hơn mức cho phép thì thị trường sẽ sụp đổ ngay. Hiện NH được cho vay tái chiết khấu với lãi suất 9% nếu các NHTM thiếu tính thanh khoản tạm thời mà không thể đi vay ở các kênh khác, những giải pháp hỗ trợ vẫn đang được nghiên cứu.

Theo TS Lê Thẩm Dương (Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Ngân hàng TPHCM), Chính phủ đang áp dụng biện pháp hành chính mang tính cổ điển, dù không tối ưu nhưng rất cần thiết. SBV không cần phải hỗ trợ bất cứ biện pháp nào nếu các NH hoạt động đúng cơ chế. Tại sao lại bán tháo cổ phiếu cầm cố khi chưa cần thiết? Tại sao lại dùng nước cờ cuối cùng mà không theo trình tự với các biện pháp như: đôn đốc trả nợ, chuyển nợ sang tài khoản nợ quá hạn, cơ cấu lại nợ... cuối cùng mới là bán tháo cổ phiếu.

NLĐ

Các tin tức khác

>   Chứng khoán - đã đến lúc mua vào! (28/03/2008)

>    Ngân hàng ngừng giải chấp, cổ phiếu nào lợi nhất? (27/03/2008)

>   DAE ĐHCĐ thường niên năm 2007 (27/03/2008)

>   CJC: Kết quả giao dịch cổ đông nội bộ (27/03/2008)

>   HAI: Thông báo thay đổi ngày tổ chức ĐHCĐ năm 2008 (27/03/2008)

>   SJD thông báo thời gian, địa điểm ĐHCĐ năm 2007 (27/03/2008)

>   ST8: Mua cổ phiếu quỹ (27/03/2008)

>   SJ1: Giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến cổ đông nội bộ (27/03/2008)

>   SJ1: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (27/03/2008)

>   DNP: TB niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm (27/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật