Thứ Bảy, 12/01/2008 08:40

Vì sao EVN “lỡ hẹn” với nhà đầu tư?

Phải tạm hoãn cổ phần hoá tám đơn vị thành viên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cộng thêm quá trình cổ phần hoá (CPH) năm 2007 chậm so với kế hoạch, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đang tiếp tục trễ hẹn với nhà đầu tư.

Năm 2007: Chỉ CPH được 24 đơn vị

Năm 2007, EVN đã thực hiện cổ phần hoá và chuyển sang mô hình công ty cổ phần chín đơn vị bao gồm: công ty nhiệt điện Bà Rịa, công ty thủy điện Thác Mơ, công ty nhiệt điện Ninh Bình, công ty cơ điện Thủ Đức, các công ty tư vấn xây dựng điện 1, 2, 3, 4 và Trung tâm tư vấn xây dựng điện- thuộc công ty điện lực TP HCM.

Tổng giá trị huy động được qua bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) 9 đơn vị thành viên tập đoàn giúp EVN thu về 1,974 tỷ đồng- thông báo của Phó Tổng Giám đốc EVN, ông Đinh Quang Tri.

Tuy nhiên, Phó Tổng Giám đốc EVN cũng cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một số chủ trương liên quan đến CPH các doanh nghiệp của tập đoàn có thay đổi. EVN đã tạm hoãn CPH tám đơn vị phân phối điện là: các công ty điện lực 1, 2, 3 và các công ty TNHH MTV điện lực Hải Dương, Ninh Bình, Hải Phòng, Đồng Nai, Đà Nẵng.

Hiện nay, sáu đơn vị khác là: Trung tâm công nghệ thông tin, các công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức, Phú Mỹ, Cần Thơ, công ty Thủy điện Quảng Trị, công ty Nhiệt điện Uông Bí đang trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, chuẩn bị cho việc IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng).

Riêng công ty thuỷ điện Đa Nhim- Hàm Thuận- Đa Mi đang hoàn thiện phương án cổ phần hoá, chuẩn bị bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng.

Tổng kết của EVN cũng cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều có lãi, bảo toàn và phát triển được phần vốn của EVN. Cổ tức thu về năm 2007 từ các công ty mà EVN chiếm cổ phần chi phối ước đạt trên 500 tỷ đồng, với các công ty EVN liên kết thành lập trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán là khoảng trên 50 tỷ đồng.

Thủ tục cổ phần hoá EVN phức tạp

Cùng với công tác CPH chậm so với kế hoạch, theo ông Đinh Quang Tri, thủ tục CPH các doanh nghiệp thuộc EVN còn phức tạp, quá trình thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp và phê duyệt giá trị doanh nghiệp mất nhiều thời gian, khiến doanh nghiệp lỡ cơ hội huy động vốn khi thị trường đang ở giai đoạn hứng khởi.

Nhìn chung, các văn bản, quy định phục vụ công tác quản lý cũng như điều hành cổ phần hoá theo ông Tri còn thiếu, chưa đồng bộ. Nhiều văn bản, quy định đã lạc hậu nhưng chưa được kịp thời bổ sung, thay thế, ban hành mới.

Thời gian đăng ký bán đấu giá cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp kéo dài, phụ thuộc vào lịch đấu giá của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội khiến doanh nghiệp bị động. Có một phần nguyên nhân của tình trạng này- theo Phó Tổng Giám đốc EVN- là do điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn đến tháng 10/2007 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên EVN chuyển sang mô hình tập đoàn nên  không tránh khỏi những thiếu sót, chưa hoàn thiện trong tổ chức, hoạt động.

Như vậy, cùng với sự chậm trễ của công tác CPH các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành ngân hàng, viễn thông, nhà đầu tư năm 2008 cũng chưa thể sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp lớn ngành điện khi mà thị trường hiện vẫn chưa thể khởi sắc.

Tổ quốc

Các tin tức khác

>   Hải Phòng: Khởi công xây dựng Cảng Dịch vụ dầu khí tổng hợp- PTSC (11/01/2008)

>   Xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư và xây dựng Hồng Hà (11/01/2008)

>   Habeco lùi thời hạn IPO (11/01/2008)

>   Công ty TNHH Một thành viên DVDL Bến Thành IPO (11/01/2008)

>   Bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) (11/01/2008)

>   CTCP Sản xuất-Thương mại Thiên Long: Điều chỉnh thời gian đăng ký tham dự đấu giá (11/01/2008)

>   Vinare tổ chức họp Đại hội Cổ đông bất thường (11/01/2008)

>   HDBank tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2007 và đổi cổ phiếu mới (11/01/2008)

>   SeaBank tăng vốn điều lệ (11/01/2008)

>   Xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất Tp.HCM (10/01/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật