Thứ Hai, 28/01/2008 11:56

Nguồn lực mới trong các doanh nghiệp cổ phần ở Thanh Hóa

Ðến Công ty cổ phần bao bì Thanh Hóa, điều chúng tôi nhận thấy là tính chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp định hình. Từng lâm cảnh làm ăn thua lỗ, nợ lũy kế lên tới 10.300 triệu đồng, cổ phần hóa doanh nghiệp đã khơi thông nguồn lực mới, giúp công ty phục hồi sản xuất, đứng vững trên thương trường.

Cùng với việc kiện toàn bộ máy tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu phòng, ban theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, công ty phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: quản lý, điều hành, sản xuất. Khâu tổ chức sản xuất được trao quyền cho các phân xưởng, bộ phận liên quan lo vật tư, thiết bị, nguyên liệu đầu vào và xúc tiến hoạt động thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến thảo luận  của người lao động, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty ban hành Ðiều lệ, nội quy, quy chế quản lý chung, ký thỏa ước lao động tập thể nhằm ràng buộc trách nhiệm song phương. Sau năm năm cổ phần hóa, Công ty cổ phần bao bì Thanh Hóa tiếp tục duy trì, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho 350 lao động với mức thu nhập 1.350 nghìn đồng/tháng. Từ chỗ tiêu thụ nội địa là chủ yếu, sản phẩm bao bì PP-KRAFT của công ty đã vươn sang thị trường các nước Cu-ba, I-rắc, Nga... chiếm 30% tổng doanh thu mỗi năm. Công ty hoàn trả 18 tỷ đồng nợ đối tác và vốn vay ngân hàng phát triển.

Ðối với Công ty dược - vật tư y tế Thanh Hóa, tiến trình cổ phần hóa cho ra đời mô hình công ty mẹ, công ty con. Không chỉ tăng vốn, quy mô sản xuất, nguồn lực của công ty được khơi dậy từ việc quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ;  đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ  tiên tiến vào sản xuất, tạo sản phẩm chất lượng cao,  đi đôi với không ngừng phát triển mạng lưới bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ năm 2002 đến 2006, Công ty cổ phần dược-vật tư y tế đã gửi 100 cán bộ tham gia các khóa đào tạo từ dược tá lên dược sĩ trung học,  trung học lên đại học, dược sĩ đại học lên chuyên khoa cấp I và đào tạo tại chỗ cho 420 lượt công nhân/năm. Có hai công trình khoa học đoạt giải sáng tạo khoa học kỹ thuật, công nghệ Việt Nam là sản phẩm ống uống Biofil, viên bao Hy đan. Trung bình mỗi năm có 70 sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, phục vụ. Qua năm năm cổ phần hóa, thu nhập bình quân của người lao động tăng 5 lần, doanh thu đạt ngưỡng 550 tỷ đồng. Ngoài 41.083 triệu đồng tăng cường cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế, công ty đang xúc tiến đầu tư thêm một nhà máy chế biến thuốc đông dược, thuốc nước dung dịch muối, mở rộng kho bảo quản đạt diện tích 1.000 m2, xây dựng mới phòng kiểm nghiệm thuốc GLP. Hoạt động ma-két-ting tiếp tục được đẩy mạnh, phát triển đại lý tuyến xã nhằm chiếm lĩnh thị trường, vươn ra ngoài tỉnh. Ðến nay, thị phần tiêu thụ sản phẩm ở tỉnh ngoài chiếm 50% tổng doanh thu.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ năm 1998 đến nay, Thanh Hóa có 105 doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần. Các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi sở hữu đã xây dựng, triển khai thực hiện hiệu quả phương án phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp với yêu cầu mở rộng thị trường theo hướng đa ngành, đa nghề; sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, giảm 50% lao động gián tiếp. Nhiều doanh nghiệp có cơ chế quản lý năng động hơn, tự chủ trong kinh doanh, huy động  hiệu quả trí tuệ tập thể, quyền làm chủ của người lao động, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp còn thấp so với giá thị trường. Phần nữa, sự thay đổi nhân sự  chủ chốt ở các doanh nghiệp cổ phần là không đáng kể, đôi khi vẫn còn biểu hiện "lấn lướt" vai trò của Ðại hội cổ đông, Hội đồng quản trị. Ngược lại, các cổ đông không sử dụng hết quyền của mình, hoặc sử dụng quá thẩm quyền cho phép. Hiện tỉnh Thanh Hóa đang rà soát các loại hình doanh nghiệp, thực hiện lộ trình chuyển đổi DNNN giai đoạn 2007 - 2010. Theo đó, những doanh nghiệp nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Các doanh nghiệp còn lại tiếp tục tiến hành cổ phần hóa, trong đó cổ phần Nhà nước sở hữu hơn 50% vốn. Trên diễn đàn hội thảo gần đây nhiều ý kiến cho rằng: Ðể tổ chức, thực hiện hiệu quả phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, thời gian tới cần xóa bỏ đặc quyền, độc quyền kinh doanh của các doanh nghiệp, mở rộng xu thế cạnh tranh, hợp tác bình đẳng cùng phát triển. Kiên quyết xóa bỏ các hình thức bảo hộ bất hợp lý, giảm tối đa bao cấp, khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, bù lỗ, cấp vốn tín dụng ưu đãi tràn lan. Khuyến khích nhân dân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất những sản phẩm, dịch vụ công ích mà xã hội cần và pháp luật không cấm. Tiếp tục thực thi nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho người lao động, cán bộ quản lý doanh nghiệp về quyền cổ đông, quản trị,  các quy định pháp lý, trình tự, thủ tục thông qua các quy định quan trọng của công ty; kiểm soát việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động  của tổ chức  đảng, đoàn thể  trong các doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu cũng được lưu tâm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao và xu thế hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng.

ND

Các tin tức khác

>   Các vụ IPO bị hoãn hàng loạt trên thị trường toàn cầu (28/01/2008)

>   Ðẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1 (28/01/2008)

>   Đấu giá thành công 2,5 triệu cổ phiếu Thiên Long (28/01/2008)

>   TCty Sông Đà: Phấn đấu thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng/người (27/01/2008)

>   Kiến nghị không cổ phần hóa Công ty Suleco (26/01/2008)

>   Chấp thuận nguyên tắc chào bán cổ phiếu cho CTCP Miền Đông; CTCP Thiết bị Y tế (25/01/2008)

>   Về việc phát hành cổ phiếu của CTCP Khử trùng Giám định Việt Nam (25/01/2008)

>   Cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu cho CTCP Phát hành sách Tp. Hồ Chí Minh (25/01/2008)

>   Xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Vật liệu Bưu điện (25/01/2008)

>   Xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Lilama 3 (25/01/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật